Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Danh thắng & Di tích Hà Nội - Ngày đăng : 13:03, 25/05/2018

Sáng nay, ngày 25/5/2018 tại Hội trường Thành ủy Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Uỷ viên Trung ương Đảng, phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đến dự và chủ trì Hội nghị.

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng,UVTW Đảng, phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Đến dự với hội nghị về phía Trung ương có đồng chí Trần Văn Bản, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam; đồng chí Bùi Thục Anh, phó Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; nhà văn Tùng Điển, phó Chủ tịch Thường trực, Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; đồng chí Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; đồng chí Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục hành nghề y Dược Bộ Y tế.

Về phía thành phố có đồng chí Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy; đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Thành Ủy viên, phó Chủ tịch HĐND thành phố; đồng chí Ngô Văn Quý, Thành Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố cùng với các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban Đảng Thành ủy, văn phòng Thành ủy, Đảng ủy khối các trường Đại học và Cao đẳng Hà Nội, mặt trận tổ quốc các đoàn thể thành phố, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Y tế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Đông y Hà Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội, Hà Đông.

Sau 10 năm thực hiện chỉ đạo từ Bộ Chính trị và Ban Bí thư các cấp, các ngành của Thành phố Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới và nền đông y trong tình hình mới.

Về Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Hà Nội đã có nhiều thành tích đáng khen ngợi trong thực hiện Nghị quyết, cụ thể như:

Hà Nội là thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Thủ đô anh hùng”. Hiện nay, Hà Nội có hơn 5.900 di ích lịch sử văn hóa, trong đó là gần 2.400 di tích đã được thừa nhận, gần 1.200 di tích cấp quốc gia, hơn 1.200 di tích cấp thành phố. Trong đó, tổng số di sản văn hóa phi vật thể tính đến năm 2017 là gần 1.800 di sản, được UNESCO vinh danh 03 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, 16 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hà Nội cũng đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho 39 nghệ nhân.

Hiện nay, Hà Nội đã có một số sự kiện văn hóa quốc tế có thể tạo ra thương hiệu cho Thành phố. Trong đó, đáng lưu ý hơn cả là Lễ hội âm nhạc Gió mùa Monson; Tuần kễ Thời trang quốc tế Việt Nam; Liên hoan phim quốc tế Hà Nội…

Bắt đầu từ năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp. Với những thuận lợi to lớn để phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật, Hà Nội sẽ là nơi gieo mầm những ước mơ khởi nghiệp, tạo cơ sở quan trọng để Hà Nội phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung, văn học, nghệ thuật nói riêng.

Bên cạnh đó vẫn còn có một số khó khăn mà văn học, nghệ thuật còn gặp phải: Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu nên nó đã tác động đến tư tưởng, đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống văn học, nghệ thuật nói riêng. Nguồn lực đầu tư cho văn học, nghệ thuật còn hạn chế. Chế độ ưu đãi cho những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật còn thấp, chưa tương xứng với sức lao động, tâm huyết sáng tạo của các văn nghệ sĩ…

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: “Chương trình công tác của thành phố về văn hóa, văn học nghệ thuật gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, quan tâm phát triển mạnh mẽ phong trào văn học nghệ thuật quần chúng, tìm kiếm và phát hiện các tài năng từ cơ sở. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội là ngôi nhà chung, tập hơn hơn 3.400 hội viên của 9 hội chuyên ngành với nhưng tên tuổi hàng đầu của giới trí thức, văn nghệ sĩ Thủ đô và đất nước, cần phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và phát triển nhất là sau đại hội IX của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội.”

Về Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, thành phố cũng đã có được nhiều thành tích đáng khích lệ:

Hiện nay, toàn Thành phố có 18/30 hội đông y quận, huyện, thị xã được hỗ trợ kinh phí và trụ sở làm việc. Đối với hội đông y cấp Thành phố đã có 43 đơn vị quận, huyện, thị xã và chi hội trực thuộc. Về cấp cơ sở thì đến tháng 12 năm 2017 đã có 522 phòng chẩn trị của hội viện được cấp phép hành nghề, 260 tổ chức hội với gần 5.400 hội viên. Thành phố có 2 bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền đó là Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội và Hà Đông. 13/13 bệnh viện đa khoa Thành phố, bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa y học cổ truyền hoặc khoa Nội - Đông Y. Cùng với đó có gần 3.700 cơ sở hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân.

Hội đông y các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhất là sử dụng các bài thuốc quý và phương pháp không dùng thuốc. Số người được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc trong y học cổ truyền chiếm 25-30% tỷ lệ khỏi bệnh và có chuyển biến tốt đạt 80%, không có trường hợp nào bị tai biến đáng tiếc do dùng thuốc.

Về khó khăn trong thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Hội Đông y Hà Nội vẫn còn tồn động một số vấn đề:

Ngân sách nhà nước đầu tư cho đông y so với tây y còn thấp. Công tác nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý thuốc y học cổ truyền còn hạn chế, chưa kiểm soát được giá cả và chất lượng thuốc trôi nổi trên thị trường. Công tác bảo tồn gen, quy hoạch vùng trồng dược liệu còn nhỏ lẻ, chưa có kế hoạch khoanh vùng dược liệu. Việc chuẩn hóa chất lượng lương y và công nhận người có bài thuốc gia truyền chưa được tổ chức thường xuyên. Một số nơi, hội đông y hoạt động hiệu quả chưa cao.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Vũ Khánh Cục trưởng Cục hành nghề y Dược Bộ Y tế cũng đã nêu lên: “Không những chỉ quan tâm về những vấn đề về nghị quyết mà trong đó cần phải chú trọng đến nhân lực, vật lực, vấn đề con người, tiền bạc, cơ sở vật chất để phát triển được nền đông y ngày một tốt hơn”.

Cũng trong hội nghị lần này, UBND Thành phố đã trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW và Chỉ thị số 24-CT/TW.

Một số hình ảnh tại hội nghị

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Quang cảnh hội nghị

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Văn nghệ chào mừng

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Đồng chí Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục hành nghề y Dược - Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. 

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ
Các tổ chức, cá nhân được trao bằng khen của Thành phố.

Nhân Thịnh - Nguyễn Hồ