Hà Nội ở Sài Gòn

Tuấn Anh | 10/07/2022 19:03

Chuyến bay tới Sài Gòn của tôi sẽ khởi hành sau hai giờ đồng hồ nữa, vậy mà tôi vẫn loay hoay với đống đồ cá nhân. Mãi một hồi lâu tôi mới ra được đường lớn để bắt taxi tới sân bay Nội Bài.
Hà Nội ở Sài Gòn

Đường Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn mang nhiều nét tương đồng với phố Phan Đình Phùng ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Triều

Ngồi trong taxi nhìn thành phố vừa thức dậy khiến tôi có chút bối rối, tự hỏi tại sao khi bản thân chuẩn bị rời khỏi nơi đây thì nó lại trở nên đẹp đẽ đến vậy. Hay do thường ngày ta chung sống với thành phố này như cách một ông chồng đòi hỏi đủ điều với bà vợ già cọc cằn, gai góc, vậy nên khi rời đi, bà vợ ấy không phải lo toan muộn phiền nên được trở về với bóng dáng của người thiếu nữ đôi mươi ư?

Sau hai tiếng hơn, tôi đã đến sân bay Tân Sơn Nhất. Thay vì phải tự mình tìm đường, chị bạn người Sài Gòn tên My đã “tóm gọn” được tôi ngay trước cửa ra cùng cái ôm thắm thiết. Ngồi sau xe chị My, tôi thấy đường xá ở Sài Gòn gần như rất khác so với Hà Nội, nhịp độ di chuyển của phương tiện cho đến con người liên tục trải dài như một cuộc phiêu lưu vô định không điểm dừng.

Chị My dẫn tôi tới một quán cà phê tên là Cộng Sinh trên đường Đinh Tiên Hoàng, nấp trong một khu trông khá giống văn phòng nhà nước thời trước. Chị nói quán này chị hay ngồi vào buổi trưa, nắng hắt vào những thanh chắn ở ban công tạo nên những mảng màu rất thơ dưới nền nhà in hoa văn thời xưa. Vừa bước tới cầu thang, tôi hít hà hương cà phê tắc phảng phất. Chọn chỗ ngồi cạnh lan can, tiếng nhạc jazz từ đĩa than vọng ra từ trong quán khiến cho cơn nóng ban trưa Sài Gòn dịu đi đôi phần. Tiếng nhạc hòa lẫn với chất giọng nói nhẹ nhàng của người miền trong gợi nhớ lại trong tôi cảm giác một buổi hẹn hò cùng người tình năm mười bảy tuổi ở Hà Nội biết mấy. Trong trẻo và nên thơ như những ngày còn “xanh”.

Ngày tiếp theo, tôi quyết định thuê một chiếc xe máy để đi khám phá Sài Gòn một mình như cách tôi đi ra ngoài ở Hà Nội nếu không phải đi học hoặc đi làm. Vô cùng thảnh thơi.

Tôi chọn ngồi ở quán cà phê Saigon Life trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Quán cà phê được phủ bằng một gam vàng như vạt nắng ngoài trời, hơi ám chút cũ kĩ như những thước phim thập niên 90 mà tôi thường xem cùng bố mẹ. Lôi trong túi bao thuốc và cuốn sách mới mua để tận hưởng, quan sát cách con người ở một nơi quá đỗi mới mẻ này sẽ nói với nhau những câu chuyện gì một cách thầm lặng. Phần vì tôi là một người không có thói quen bắt chuyện với người lạ, phần không biết mở lời như nào cho đúng. Vì ở ngoài Bắc, đặc biệt ở Hà Nội, mọi người phần lớn khá e ấp trong những lần đầu và ít nhất phải rất quen sau nhiều lần chạm mặt.

Hà Nội ở Sài Gòn

Bên ngoài ban công quán café Saigon Life trên đường Nguyễn Thị Minh Khai mang dáng vẻ thân thuộc với những quán café ở Hà Nội. Ảnh: Saigon Life

Bỗng một cậu trai tóc dài búi tóc quay sang bắt chuyện với tôi, hỏi tôi là người Hà Nội à. Một chút ái ngại dâng lên khiến những câu trả lời ậm ừ cho có, và tiếp theo đó là một loạt những câu hỏi về Hà Nội cũng như con người nơi đó từ cậu trai Sài Gòn bàn bên. Có thể đoán cậu bạn đó không có nhiều người quen là người miền Bắc, tôi được dịp để luyên thuyên về Hà Nội và những thứ tôi biết.

Sau một hồi trao đổi, tôi được biết cậu tên là Long, bằng tuổi tôi và đang học ngành kiến trúc ở đại học Văn Lang. Bố của cậu trai này là người Hà Nội di cư vào trong Sài Gòn sinh sống nên niềm ham thích về Hà Nội như được truyền lại từ đời này sang đời sau. Chưa đầy ba tiếng đồng hồ, cái cảm giác chúng tôi là bạn thân lâu năm đã được hình thành giống như cách hai đứa trẻ thân thiết vì một thú vui chung. Cuối buổi, cậu có hẹn sẽ đưa tôi đi chơi đêm như một người Sài Gòn chính hiệu.

Đến tối, chúng tôi cùng đi dạo, tới phố đi bộ Nguyễn Huệ, rồi lại đi qua phố tây Bùi Viện và mấy phố loanh quanh đó. Ở đây cũng náo nhiệt và xô bồ nhưng theo một cách nào đó tôi vẫn thấy lạ lẫm quá, không phải vì ở Hà Nội bọn tôi không có chỗ vui chơi mà vì người Hà Nội luôn mang dáng vẻ e ấp đằm thắm chứ không nở rộ như bông hoa quỳnh về đêm như Sài Gòn.

Kết thúc ngày, chúng tôi chọn nơi dừng chân ở nhà hát thành phố. Long nói với tôi rằng một ngày nào đó sẽ ra Hà Nội, là để thăm tôi và khám phá cái nơi mà bố cậu từng khôn lớn. Long là một đứa sinh ra ở Sài Gòn nhưng đâu đấy tôi thấy nó giống người Hà Nội hơn thẩy, từ cử chỉ, cách đi đứng, nhấn nhá từ ngữ rất chuẩn mực. Tôi hy vọng khi cậu bạn tới Hà Nội, cậu sẽ tìm được gì đó mà bản thân vẫn luôn muốn biết và hiểu về nó.

Đến giờ xuất phát ra sân bay, chị My đèo tôi lần cuối trên A Lục. Đến khu vực an ninh sân bay, hai chị em mùi mẫn tạm biệt nhau. (Đây là một điều tôi cũng thích ở người miền Nam. Họ thân thương, gần gũi đến lạ thường, họ thể hiện tình cảm của bản thân một cách tự nhiên dù với ai đi chăng nữa. Khác xa với người Hà Nội nghiêm nghị trong từng cử chỉ, hành động đến phát mệt trong mắt tôi). Chị đợi tôi đi khuất bóng rồi mới yên tâm ra về.

Sau mấy ngày xa nhà, tôi nhớ bữa cơm gia đình ngập tràn tiếng la của mẹ, mùi khói thuốc của bố. Dẫu không nhẹ nhàng, trìu mến như Sài Gòn, nhưng Hà Nội bình dị ấy cũng thật thương mến biết bao.


Bài liên quan
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Mộc Châu chính thức được công nhận là khu du lịch Quốc gia
    Tối 18/5, tại quảng trường 8/5, trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ở Sài Gòn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO