Văn hóa – Di sản

Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế

Hà Oai 19:30 22/05/2025

Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO đã đến tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế.

z6627238593249_1f95d23c178a21542bffa9642473b6ad.jpg
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đón tiếp ông Lazare Eloundou.

Ngày 22/5, Trung tâm Bảo tồ di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa tiếp đón Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO đến TP Huế và tham quan di tích Cố đô Huế.

Theo đó, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO Lazare Eloundou đã đến thăm Thanh phố Huế và tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế. Đi cùng còn có bà Lê Thị Hồng Vân - Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, bà Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng Ban Văn hóa Văn phòng UNESCO Hà Nội.

Chuyến công tác của ông Lazare Eloundou đến Việt Nam nhằm khảo sát thực tế, tìm hiểu công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới tại Việt Nam. Cụ thể, tại Thành phố Huế Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO đã đến tham quan tại Đại nội Huế như Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng, Điện Thái Hòa, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Điện Kiến Trung và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Cung An Định.

Tại các điểm đến, ông Lazare Eloundou được nghe giới thiệu về lịch sử hình thành, quá trình bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị các di tích tại Cố đô Huế.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã chia sẻ về công tác bảo tồn di sản Huế thời gian qua, Cố đô Huế có 6 di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm Quần thể Di tích Huế, Nhã nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình, Di sản tư liệu Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế. Ngoài ra, Huế còn đồng sở hữu 2 Di sản thế giới khác là Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ và Nghệ thuật hát Bài Chòi.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại Huế luôn được chú trọng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như trùng tu di tích, bảo tồn văn hóa phi vật thể và tư liệu, cải tạo cảnh quan môi trường, trưng bày bảo tàng hóa, hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, ứng dụng công nghệ bảo tồn và chuyển đổi số. Đến nay, gần 200 công trình và hạng mục thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế đã được bảo tồn, trùng tu tu bổ với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Công ước Di sản Thế giới 1972, các hướng dẫn của UNESCO và Luật Di sản văn hóa Việt Nam, đảm bảo tính chân thực, toàn vẹn và khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt miền Trung.

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đón nhận sự hỗ trợ từ 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức tư vấn quốc tế chuyên môn. Trên 60 chương trình và dự án hợp tác quốc tế đã được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực quản lý di sản và mở rộng ảnh hưởng quốc tế của Huế trong lĩnh vực bảo tồn di sản.

Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế không chỉ tập trung vào công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản mà còn phải tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, chuyển đổi số, số hóa dữ liệu trùng tu di tích, truyền thông đa phương tiện hình ảnh di sản Huế, phát triển công nghiệp văn hóa và kinh tế di sản, hỗ trợ hài hòa lợi ích cộng đồng nhằm phát triển bền vững… di sản văn hóa Huế sẽ là nền tảng, hạt nhân cho sự phát triển toàn diện, bền vững của Cố đô Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

z6627238601702_9867b804dbbb9f1d2fc48fdf7067a346.jpg
Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO Lazare Eloundou vào tham quan Đại nội Huế.
z6627238680200_ede98eab83bfebf6cb3987c068a97ccd.jpg
Ông Lazare Eloundou tham quan Lầu Ngũ Phụng.
z6627238612225_337b196d466dacaa9be5f7a0000bb8a6.jpg
Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO tham quan điện Thái Hòa.

Trong dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang nghiên cứu lập hồ sơ đăng kí dự án Phục hồi tổng thể Cung An Định gửi đề nghị Bộ Văn hóa Pháp và UNESCO xem xét phê duyệt tài trợ. Nhờ công tác bảo tồn, các di sản ở Cố đô Huế không chỉ được gìn giữ một cách bài bản, khoa học mà còn từng bước trở thành động lực phát triển bền vững cho kinh tế xã hội và đời sống văn hóa đô thị của TP Huế.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Quận Ba Đình: Trao 112 giải Nhất Olympic các môn văn hóa cho khối THCS
    Sáng 22/5, tại trường THCS Thành Công, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Tổng kết và trao giải Kỳ thi Olympic các môn văn hóa lớp 6, 7, 8 năm học 2024-2025. Buổi lễ diễn ra, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo ngành giáo dục, giáo viên, phụ huynh và 336 học sinh đạt giải Nhất, Nhì.
  • Danh sách học sinh được tuyển thẳng lớp 10 Hà Nội năm 2025
    Ngày 21/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành quyết định công nhận 679 học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào lớp 10 Trung học Phổ thông công lập không chuyên năm học 2025-2026.
Đừng bỏ lỡ
Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO