Tái hiện lễ dựng cây Nêu đón Tết ở Đại nội Huế

Thạch Vũ| 15/01/2023 09:29

Sáng 14/1 (ngày 23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng Nêu (tức lễ Thướng tiêu) tại Hoàng cung, Đại nội Huế.

z4039759226685_bcd468c617f67030359f4c99f9d3970c.jpg
Cây Nếu được dựng tại Hoàng Cung, Đại nội Huế.

Nghi lễ dựng Nêu (hay Thướng tiêu) là một trong những phong tục văn hóa không chỉ riêng Việt Nam mà của rất nhiều nước Á Đông. Đối với người Việt, tục dựng Nêu đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời xưa.

Đây là hoạt động nhằm tái hiện nghi lễ xưa của dân tộc Việt Nam nói chung, triều đình nhà Nguyễn nói riêng. Việc tái hiện lễ dựng nêu ở Đại nội Huế vào thường niên nhằm mục đích báo hiệu năm cũ đã hết và người dân đón mừng năm mới.

Bên cạnh đó, lễ dựng nêu còn cúng những vị thần linh nhằm phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu và cầu mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn được thuận lợi, mùa màng bội thu.

Được biết, dưới thời nhà Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường là ngày 23 Chạp âm lịch, đúng vào ngày đưa ông Táo về trời như đánh dấu mốc cho việc tạm ngừng các công việc trong năm để đón Tết.

z4039759333167_ac8829048ec6e45639a87c01db12acc2.jpg
Dải lụa đỏ ghi những lời mong cầu bình an trong năm mới được treo lên cây Nêu.

Dải lụa ghi những lời mong cầu bình an trong năm mới được treo lên cây Nêu. Ngoài ra, lễ dựng Nêu còn mang ý nghĩa biểu trưng cho một vương quyền, khi chiếc Ấn vàng được treo lên cây nêu, mọi việc trong triều đình của năm cũ coi như chấm dứt.

Ngay sau khi tổ chức tại Triệu Tổ Miếu, lễ dựng Nêu tiếp tục được tổ chức tại khu vực Thế Tổ Miếu. Lễ dựng nêu của triều Nguyễn ngày xưa gồm các nghi thức như lễ bái, nghinh thần, khánh hạ.

Sau hơn một giờ đồng hồ, hai chiếc Nêu đã được dựng lên tại 2 địa điểm là Thế Tổ Miếu và Triệu Tổ Miếu trong sự hân hoan của du khách. Lễ hạ Nêu sẽ được tiến hành vào mùng 7 Tết.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2025
    Đây là Cuộc thi dành cho các em thiếu niên, nhi đồng độ tuổi từ 05 - 15 tuổi. Các bức tranh được vẽ trong thời gian từ 2023 - 2025... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2025.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
  • Show Anh trai vượt ngàn chông gai lập kỷ lục thế giới
    Concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' xác lập kỷ lục Guinness với 5000 người mặc trang phục truyền thống, mang đến đêm diễn 5 giờ đồng hồ hoành tráng.
  • Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang”
    Tối 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức Chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật Sáng mãi truyền thống phụ nữ "Ba đảm đang" nhân kỷ niệm 60 năm phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” (3/1965 - 3/2025).
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện lễ dựng cây Nêu đón Tết ở Đại nội Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO