Lễ ban lịch triều Nguyễn ở cửa Ngọ Môn

Hải Truyền| 02/01/2023 09:39

Sáng 01/01/2023, Lễ phát lịch (Ban sóc) của triều Nguyễn được Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tái hiện ở cửa Ngọ Môn, mở màn cho Festival Huế 2023.

z4006246302136_7aa4c39055caea091cfe85a942c44c23.jpg
Lễ ban lịch triều Nguyễn được tái hiện ở cửa Ngọ Môn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023 với hoạt động đầu tiên là tái hiện lễ ban sóc triều Nguyễn trước cửa Ngọ Môn. Hơn 100 người trong trang phục áo quan triều Nguyễn đã tái hiện lễ ban sóc dưới cơn mưa nặng hạt. Sau hơn 30 phút diễn ra nghi lễ, các diễn viên trong trang phục áo quan đã ban tặng lịch cho du khách và người dân.

Lễ ban sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hàng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ ban sóc dưới sự điều hành của Bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào hoàng cung để hoàng gia dùng, phát cho các quan và phân phát trong dân chúng.

Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết, tái hiện lễ ban sóc là thể hiện tinh thần nhân văn của người xưa, để du khách và người dân Huế cùng trải nghiệm với di sản cố đô Huế trong ngày đầu năm với nhiều hy vọng mới.

Festival Huế 2023 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" sẽ có hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng diễn ra liên tục trong năm do các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước thực hiện. Festival Huế 2023 sẽ tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các loại hình tổ chức lễ hội, hướng đến sự tham gia của cộng đồng nhân dân.

Thừa Thiên Huế đi đầu trong tổ chức lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế là Festival Huế. Trải qua hơn 22 năm, Festival Huế đã được chú ý trong hệ thống festival thế giới.

Festival Huế 2023 đặc biệt tập trung các hoạt động kỷ niệm 30 năm quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được ghi danh vào kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại. Một số hoạt động kỷ niệm năm chẵn thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam với các nước cũng sẽ được các đại sứ quán phối hợp với Thừa Thiên Huế tổ chức.

z4006251072773_7fbbe11c974d092be18b226940f873be.jpg
Cảnh các quan lĩnh lịch được tái hiện đầy đủ, chân thực.
Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt: xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ; xem lịch để ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của các viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng cung để Hoàng gia dùng, được phát cho các quan ở Kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
Lễ ban lịch triều Nguyễn ở cửa Ngọ Môn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO