Chính sách & Quản lý

Đầu tư gần 65 tỷ đồng phục hồi di tích cửa chính vào Tử Cấm Thành (Đại nội Huế)

Hương Giang 12:54 20/11/2024

Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).

3b.jpg
Một phần của di tích Đại Cung Môn (ảnh tư liệu).

Mới đây, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).

Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm thành được xây dựng vào năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng gồm 5 gian nhưng không xây chái, trổ 3 cửa và trong đó cửa chính giữa dành riêng cho nhà vua. Mặt trước Đại Cung Môn hướng ra điện Thái Hòa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và mặt sau Đại Cung Môn là sân bái mạng có đặt hai chiếc vạc đồng, năm 1947 Đại Cung Môn bị phá hủy hoàn toàn và hiện chỉ còn lại nền móng.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án phục hồi di tích Đại Cung Môn là công trình quan trọng, có nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật đối với khu vực Tử Cấm Thành nói riêng và Quần thể di tích Cố đô Huế nói chung. Tuy nhiên, hiện nay di tích Đại Cung Môn chỉ còn lại nền móng và trên cơ sở hiện trạng đầu tư dự án với tổng mức đầu tư gần 65 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo đó, dự án sẽ tu bổ phục hồi phần nền móng Đại Cung Môn bằng gạch vồ, chân tảng cột đá thanh, chống ẩm và chống mối nền, lắp đặt hệ thống chống mối, phục hồi nền, bậc cấp lát đá thanh, tường xây gạch vồ trát vữa tam hợp, bả màu truyền thống. Phục hồi phần chính của Đại Cung Môn là kết cấu bộ khung gỗ, mái, vách ván, liên ba đố bản, cửa bằng gỗ nhóm II và các cấu kiện được chạm khắc hoa văn, sơn son thếp vàng.

Mái lợp ngói âm ống hoàng lưu ly, phục hồi bờ mái, đầu hồi ô hộc khảm sành sứ các hoa văn trang trí và phục chế pháp lam, đỉnh bờ nóc bờ quyết gắn các con giống bằng pháp lam… Ngoài ra, dự án còn tu bổ phục hồi sân trước, sân sau, hệ thống lan can và bình phong sau Đại Cung Môn. Tôn tạo hệ thống điện chiếu sáng công trình và chiếu sáng nghệ thuật nội thất và ngoại thất và lắp đặt hệ thống thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy…

Qua thẩm tra, việc đầu tư phục hồi Đại Cung Môn là cần thiết nhằm đồng bộ, hoàn thiện diện mạo kiến trúc di tích khu vực trung tâm Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới.

Trước đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (Đại Nội Huế). Thời gian thực hiện từ 15/5 - 15/7/2024 trên diện tích 60m2 gồm 3 hố x 20m2/1 hố./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Đầu tư gần 65 tỷ đồng phục hồi di tích cửa chính vào Tử Cấm Thành (Đại nội Huế)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO