Đời sống văn hóa

Tái hiện lễ Thiết triều trong Đại nội Huế, phục vụ du khách ngày đầu năm 2025

Hà Oai 16:47 01/01/2025

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện nghi lễ Thiết triều Nguyên đán của triều Nguyễn chào năm mới 2025 và mở màn Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025.

471694049_1146556420807835_6919039694676689061_n.jpg
Chương trình công bố Năm Du lịch Quốc gia & Festival Huế 2025 cùng tái hiện sân khấu hóa Lễ Thiết triều Nguyên đán.

Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn (Kinh thành Huế) Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ công bố Năm Du lịch Quốc gia, Festival Huế 2025 và tái hiện sân khấu hóa Lễ Thiết triều Nguyên đán. Đến dự có Chủ tịch UBND Thành phố Huế Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình.

Năm 2025, Thành phố Huế vinh dự được Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”. Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 là một sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô Quốc gia và tầm quốc tế kết hợp với Festival Huế 2025, gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương Thành phố Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng, chào mừng Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Hoạt động đầu tiên của Năm Du lịch Quốc gia Huế 2025 được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn và sân Đại triều Điện Thái Hòa với chương trình Tái hiện sân khấu hóa Lễ Thiết triều Nguyên đán. Sự kiện đã thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế đến tham gia, trải nghiệm.

Thời Nguyễn, lễ Thiết triều là buổi họp mặt giữa vua và bá quan văn võ được tổ chức vào mùng một và rằm hằng tháng hoặc Thiết triều vào các dịp quan trọng của triều đình, tham gia lễ Thiết triều thì các quan triều Nguyễn phải xếp hàng theo thứ tự cấp bậc. Theo ghi chép trong sách Đại Nam Thực Lục, vua Gia Long thứ 4 (1805) cho dựng điện Thái Hòa và đến mùa thu tháng 7 điện Thái Hòa làm xong, điện Thái Hòa và sân chầu được triều đình vua Gia Long chỉ định là nơi cử hành thiết triều, mỗi tháng hai lần.

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế Nguyễn Phước Hải Trung cho biết, trung tâm nghiên cứu và tái hiện lễ Thiết triều Nguyên đán dựa trên những tư liệu trong Đại Nam Thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Sau khi điện Thái Hòa hoàn thành trùng tu lớn vào năm 2024, dự kiến lễ Thiết triều sẽ được trung tâm thường xuyên tái hiện vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm phục vụ du khách tham quan.

471985179_1146556810807796_5882269532597578890_n.jpg
Tái hiện Lễ Thiết triều Nguyên đán tại sân Đại triều Điện Thái Hòa.
472115243_1146556837474460_6383221921062476803_n.jpg
Tái hiện sân khấu hóa Lễ Thiết triều Nguyên đán.
471971788_899107565726164_2341994551917931861_n.jpg
Du khách thích thú trải nghiệm lễ Thiết triều Nguyên đán trong Đại nội Huế.

Năm Du lịch Quốc gia gắn với Festival Huế 2025 được kỳ vọng là cú hích rất quan trọng giúp cho kinh tế - xã hội nói chung và du lịch Thành phố Huế nói riêng khởi sắc, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong đầu tư phát triển, xây dựng các sản phẩm mới, hấp dẫn, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2025 và những năm tiếp theo. TP Huế kì vọng sẽ thu hút khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch và tổng thu từ du lịch đạt khoảng 10.800 - 11.200 tỷ đồng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xây dựng Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường
    Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình được tổ chức vào ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Từ ngày 2 đến 5/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
  • Gỡ “điểm nghẽn” lĩnh vực thư viện để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số
    Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi ngành, lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt động thư viện. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, quá trình chuyển đổi số đã mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho lĩnh vực thư viện nói riêng, văn hóa đọc nói chung.
  • Những “bệ phóng ” cho văn hóa đọc vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Văn hóa đọc nước nhà thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng xã hội học tập, tạo nền tảng tinh thần để xây dựng và phát triển đất nước. Bước vào kỷ nguyên mới, văn hóa đọc đã, đang có xung lực, động lực, bệ phóng để vươn mình mạnh mẽ.
  • “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01- 31/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, qua đó du khách thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền, đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến – nơi lắng hồn sông núi, và Thủ đô cũng là nơi gặp gỡ của những giá trị văn hóa tinh túy nhất cả nước. Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch trong từng cử chỉ, nếp ăn nếp nói. Có một nét văn hóa của người Hà Nội tạo nên nét văn hóa, khó thể trộn lẫn, ít nơi nào có thể sánh được, đó là việc thưởng trà của người Hà Nội xưa.
  • Khám phá Tết qua những ấn phẩm sách đặc sắc cho thiếu nhi
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc những ấn phẩm sách Tết đặc sắc, phong phú về thể loại, từ thơ, truyện, sách kiến thức, sách kỹ năng giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về phong tục Tết, đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc.
  • Phát động Cuộc thi Sáng tác Truyện tranh lần thứ hai năm 2025
    Sau thành công của Cuộc thi Sáng tác Truyện tranh lần thứ nhất vào năm 2024, Viện Pháp tại Việt Nam, NXB Kim Đồng và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tiếp tục phát động Cuộc thi Sáng tác Truyện tranh lần thứ hai năm 2025 nhằm tìm kiếm và phát triển các tác phẩm truyện tranh chất lượng, đồng thời tạo cơ hội cho các tác giả và họa sĩ Việt Nam thể hiện tài năng và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
  • Ấm áp chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” của ngành giáo dục Thủ đô
    Ngày 16/1, ngành giáo dục Thủ đô tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” xuân Ất Tỵ 2025. Hoạt động được tổ chức thường niên nhằm chia sẻ, động viên, kịp thời hỗ trợ các nhà giáo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết. Đây cũng là dịp các nhà giáo, học sinh là vợ, con cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biển đảo chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè niềm vui, niềm tự hào khi có chồng, cha là lính biển.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công: Rộn ràng vui hội bánh chưng xanh – Xuân yêu thương 2025
    Sáng ngày 16/1, trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức chương trình “Vui hội bánh chưng và hội chợ Xuân yêu thương 2025”.
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện lễ Thiết triều trong Đại nội Huế, phục vụ du khách ngày đầu năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO