Tấp nập đi lễ đầu năm Quý Mão 2023

HNM| 22/01/2023 21:17

Sáng 22-1 (mùng 1 Tết), người dân Thủ đô tấp nập đi lễ để cầu sức khỏe, tài lộc và bình an trong năm Quý Mão 2023.

Hơn 8h, rất đông người dân đi lễ Phật tại chùa Trấn Quốc (quận Tây Hồ).

Đi lễ đền, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng qua bao thế hệ.

Bà Nguyễn Thanh Tâm (quận Tây Hồ) chia sẻ: “Sớm mùng 1 năm nào tôi cũng đến chùa Trấn Quốc lễ Phật. Làm lễ xong, tâm tôi thanh tịnh hơn”.

“Ngoài làm lễ, đây là dịp để tôi vãn cảnh và cảm nhận không khí Tết”, bà Tâm chia sẻ thêm.

Ai nấy đều thành tâm hướng Phật, cầu mong cho mọi người trong gia đình năm mới an lành, gặp nhiều may mắn.

Sau khi làm lễ, nhiều người tiến hành phóng sinh các loại cá xuống hồ Tây.

Ngay từ sớm, tại phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), rất đông người dân đến chiêm bái.

Theo quan niệm, ngày đầu năm mới là thời điểm tốt lành để đi lễ cầu bình an và may mắn.

Chị Đặng Thị Mai (quận Bắc Từ Liêm) cho hay: “Năm ngoái, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tôi không đi lễ được. Năm nay, gia đình tôi đi lễ từ sớm để cầu cho một năm thuận lợi, vạn sự bình an”.

“Làm lễ xong, gia đình tôi tranh thủ đi tham quan các di tích đền, chùa và dạo phố cảm nhận không khí Tết”, chị Mai chia sẻ thêm.

Mọi người công đức để tỏ lòng thành kính.

Không khí đi lễ tấp nập tại đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm).

Người dân hành lễ ở Tháp Bút trước khi vào đền.

Nhiều người mua muối lấy may đầu năm và cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn.

Bài liên quan
  • Phủ Tây Hồ - Những điều chưa biết: Phủ chính và Điện Sơn Trang.
    Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ bao gồm phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước là cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí tỉ mỉ, công phu. Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian; khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Đối mặt”: Thấm đượm lòng dũng cảm, sự hy sinh, tình yêu và nghị lực người chiến sĩ Công an
    Vở kịch “Đối mặt” (tác giả Trịnh Huyền, đạo diễn NSND Tuấn Hải) do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức biểu diễn tối 18/7 tại Rạp Công Nhân (số 42 Tràng Tiền, TP. Hà Nội) đã gây ấn tượng sâu sắc với người xem bởi sự chân thực, giàu cảm xúc và đầy tính nhân văn về những người chiến sĩ Công an dũng cảm, kiên cường.
  • Xây dựng môi trường văn hóa nhìn từ phong tục và hương ước
    Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
  • “Đại úy Rosalie”: Câu chuyện chiến tranh đầy cảm xúc từ góc nhìn trẻ thơ
    Crabit Kidbooks phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách thiếu nhi “Đại úy Rosalie” – tác phẩm mới nhất của nhà văn, nhà soạn kịch người Pháp Timothée de Fombelle. Sách dày 72 trang, được minh họa bởi họa sĩ Isabelle Arsenault, do dịch giả Bùi Kim Ngân chuyển ngữ.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7
    UBND Thành phố giao Sở Y tế tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em; Sở Nội vụ kiểm tra các trung tâm xuất khẩu lao động, tuyển dụng người nước ngoài; Sở Du lịch kiểm tra cơ sở lưu trú, phát hiện hành vi lợi dụng du lịch để mua bán người...
  • 12 đội tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2025
    Sáng 18.7, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bốc thăm và xếp lịch thi đấu vòng chung kết giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia - Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Đừng bỏ lỡ
Tấp nập đi lễ đầu năm Quý Mão 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO