5 ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội để đi lễ đầu năm mới
Đầu năm đi lễ chùa cầu nguyện một năm mới may mắn, bình an cho gia đình, người thân được xem là nét đẹp văn hóa của người Việt.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột tiếng Anh là One Pillar pagoda. Chùa Một Cột cùng với chùa Trấn Quốc và chùa Hương là những điểm đến linh thiêng bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Với kiến trúc cổ kính tráng lệ, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử to lớn, ghé thăm chùa Một Cột sẽ giúp du khách có cơ hội hiểu sâu hơn về tín ngưỡng văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Chùa Một Cột có tên gọi khác là Diên Hựu Tự, ý nghĩa là chùa như một đóa sen đang nở trên mặt hồ bình yên. Thực tế không thu hút người dân Hà Nội, mà ngay cả khách du lịch cũng chọn chùa Một Cột làm nơi hành hương trong dịp đầu tết Nguyên Đán. Chắc chắn, vẻ đẹp cổ kính và yên bình sẽ giúp người đến thăm có được những phút giây thư thái, tưởng như lạc bước vào cõi Phật.
Chùa Hương
Chùa Hương được mệnh danh là "vùng đất thiêng" với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và kiến trúc đền chùa độc đáo. Không chỉ là nơi linh thiêng mà hình ảnh chùa Hương còn có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm những hoạt động vui chơi, giải trí và lễ hội đặc sắc.
Lễ Hội chùa Hương là một lễ lớn, và thường diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến cả tháng 3 âm lịch. Nếu từng một lần có dịp hành hương đến ngôi chùa này trong những ngày đầu năm, thì bạn chắc chắn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với dòng suối Yến thơ mộng, lơ đễnh với cảnh núi non trùng điệp, tâm trí trở nên bình yên lạ thường. Một sự kiện thú vị tương truyền rằng đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.
Chùa Quán Sứ
Đây chính là ngôi chùa cổ kính và vô cùng linh thiêng nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Hầu hết các phật tử khi đến với Hà Nội đều không thể bỏ qua địa điểm linh thiêng này.
Điều đặc biệt nổi bật của chùa Quán Sứ là sự duy trì đức tin Phật giáo thuần túy, không kết hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ mẫu tam tứ phủ. Chính điều này làm cho chùa Quán Sứ trở thành một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Hà Nội giữ được sự trong sáng và tôn nghiêm trong thực hành và tôn giáo.
Trong dịp năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn. Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc luôn là một trong những điểm hành hương ưa thích của người miền Bắc rong dịp Tết Âm lịch. Chùa tọa lạc tại một hòn đảo ở phía Nam của Hồ Tây. Chùa Trấn Quốc có tên đầu là chùa Khai Quốc, và xây dựng vào thời Tiền Lý. Chùa Trấn Quốc thuộc hệ phái Bắc tông, và còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát với giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện.
Theo lịch sử ghi chép lại, dưới thời Pháp thuộc, Viện Viễn Đông Bác cổ đã có những nghiên cứu sâu sắc và đánh giá cao ngôi chùa cổ kính này. Đặc biệt, chùa Trấn Quốc còn được xếp hàng vào một trong 10 công trình lịch sử toàn cõi Đông Dương. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi chùa vẫn được bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn nét đẹp kiến trúc, văn hóa. Năm 1962, chùa Trấn Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đối với Phật giáo Việt Nam, chùa Trấn Quốc thực sự là một niềm tự hào, là di sản quý giá sở hữu nét đẹp về kiến trúc, lịch sử và văn hóa. Đến nay, công trình này vẫn là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng, điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hà Nội, thu hút đông đảo khách du lịch và các tăng ni, Phật tử đến hành lễ.
Chùa Thầy
Chùa Thầy (nằm ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử đã tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng của vẻ đẹp bình yên nơi miền quê Bắc Bộ. Trong không gian của núi đồi hùng vĩ, chùa Thầy mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm.
Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, địa chỉ văn hóa, tâm linh, du lịch hấp dẫn, chùa Thầy được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Lễ hội được diễn ra với nhiều nghi lễ quan trọng, đặc sắc như: Lễ tắm tượng (lễ mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước…Thời gian lễ hội kéo dài suốt 3 tháng là dịp để địa phương thu hút đông hơn du khách đến với chùa Thầy. Ước tính mỗi năm, chùa Thầy đón từ 14 đến 15 lượt vạn du khách./.