Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

"Giấc mơ Hà Nội" của những đứa trẻ miền quê

Hoàng Thu 17/04/2024 11:41

Năm lớp 2, lần đầu tiên mình được ra Hà Nội một tuần dịp nghỉ hè, được người nhà dẫn đi thăm Lăng Bác, thăm Chùa Một Cột, công viên Thủ Lệ, ăn kem Tràng Tiền... tất cả đều là trải nghiệm mới lạ đầy thích thú. Từ đó, mình luôn ao ước lớn thật nhanh để “đi Hà Nội”, để trải nghiệm tất cả những điều thú vị ở Thủ đô.

doc-dao-le-hoi-van-hoa-du-lich-ha-noi-20201593134202.jpg

Mình có một “giấc mơ Hà Nội”, ngay từ nhỏ, mình được mọi người động viên “Phải cố học thật giỏi để sau này ra Hà Nội học”; “Học giỏi để sau này đi Hà Nội”...

Lớp 12, mình nộp duy nhất một bộ hồ sơ vào một trường đại học tại Hà Nội. Với những đứa học khối C như mình thì không có nhiều lựa chọn, ngoài Hà Nội, mọi người thường nộp thêm hồ sơ vào trường Sư phạm II Vĩnh Phúc, Thái Nguyên hoặc Hòa Bình. Nhưng với mình Hà Nội là mục tiêu duy nhất, mình nhìn thấy hình ảnh cô gái tuổi 18 đeo balo tung tăng khắp ngõ ngách Hà Nội suốt năm tháng thanh xuân.

Lên đại học, khi đã thực sự sống giữa Hà Nội. Hà Nội rộng lớn, Hà Nội đi nhiều lần vẫn lạc, Hà Nội đông đúc và hào hoa. Mình choáng ngợp bởi sự đông đúc ấy nhưng vẫn thấy Hà Nội rất thơ, mình cùng đám bạn thân đạp xe khám phá khắp địa danh nổi tiếng của Hà Nội, lần lượt thử những trải nghiệm mà trước đây chưa từng có, như đi xem phim chiếu rạp, ăn buffet, đi xe bus… Hà Nội cho mình những người bạn mới, xoa dịu nỗi nhớ nhà bằng khung cảnh nên thơ, bao bọc cuộc sống sinh viên nhiệt thành nhưng vụng về, non nớt. Hà Nội còn là nơi ghi lại thước phim tình cảm thuở đôi mươi của một cô gái trong trẻo, nắm tay người yêu đi dạo bờ Hồ, cùng rong ruổi mọi cung đường trên chiếc xe wave cũ, ngắm những tòa nhà cao tầng và nói “sau này mình cũng sẽ xây một cái nhà như thế”.

Tốt nghiệp, bạn bè mỗi người một nơi, có người về quê, người theo chồng, người đi phương khác, nhóm bạn ngày xưa ở cùng một phòng, chỉ còn mình ở lại Hà Nội. Đi làm rồi mới biết, Hà Nội không còn là khám phá, là trải nghiệm nữa. Hà Nội thực sự là một cuộc đua. Cuộc đua từ những dòng xe cộ đông đúc tắc đường, từ những tòa nhà cao tầng ngày càng dày đặc, những khoản chi mà mọi người thường nói “mở mắt ra là thấy tiền”... Ai bền bỉ sẽ ở lại, ai mệt mỏi có thể rời đi. Hà Nội vẫn đẹp, nhưng góc nhìn của mình đã khác.

Những người bạn của mình, có người rất thành công ở quê hương hay một vùng đất mới. Dịp Tết gặp lại, mình được nghe nhiều câu chuyện, gặp gỡ nhiều người. Có người cùng chồng về quê vào chân núi mở trang trại, bạn kể: “Hàng xóm là côn trùng, rắn rết, ngủ ngoài chuồng gà, ăn ngoài chuồng gà. Ngày mưa nước hắt qua khe vách gỗ hở. Ngày nắng phải trốn ngoài rừng keo cho đỡ oi”. Cũng có người cất bằng đại học, mở quán buôn bán ở quê, rồi mở rộng kinh doanh đủ thứ, làm bà chủ dù chưa đến 30… Có người, khi tốt nghiệp nói với mình rằng chẳng có lý do gì để về quê, nhưng bây giờ thì chẳng có lý do gì để ra Hà Nội.

Ngày trước, mình vẫn nghĩ mọi người muốn phát triển đều nên đi xa khỏi lũy tre làng. Nhưng bây giờ, mình hiểu ra mọi người vẫn có thể thực hiện được ước mơ của mình, dù không phải ở những thành phố lớn. Mình không còn nghĩ phải có một nơi để giấc mơ đâm chồi nảy lộc, mà chỉ cần bền bỉ cố gắng và quyết tâm lâu dài, thì nơi đâu cũng có thể giúp mình thực hiện ước mơ. Với những người đã đến Hà Nội, hoặc bao mảnh đất khát vọng thanh xuân khác, nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà không thể gắn bó, thì vẫn có những vùng đất khác ươm mầm cho khát vọng đó nở hoa.

Mình vẫn yêu Hà Nội với một tình yêu bền chặt, Hà Nội vẫn bao dung mình như cách chở che một cô gái 18 lần đầu tập sống nơi đây, một đích để neo đậu giấc mơ của mình.

Vẫn mãi biết ơn Hà Nội - vùng đất đâm chồi cho những giấc mơ./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoàng Thu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội mùa xưa
    Người ta hay ấn tượng với Hà Nội khi vào thu còn tôi không hiểu sao cứ nhung nhớ những mùa đông Hà Nội...
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
"Giấc mơ Hà Nội" của những đứa trẻ miền quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO