Đứa con tội nghiệp

Bích Nguyễn (dịch từ tiếng Nga)| 21/06/2022 07:36

Truyện ngắn của Anton Trekhov (Nga)

Đứa con  tội nghiệp
Stepan Stepanyt Zhilin thức dậy với một tâm trạng ảm đạm bất thường. Điều này thường xảy ra sau khi ông đã chơi bài thua cuộc hoặc sau khi nhậu nhẹt lu bù. Điệu bộ của ông chua chát, ủ rũ, trên khuôn mặt u ám thể hiện sự không hài lòng như thể ông ta đang bị tổn thương, hoặc bất mãn bởi điều gì đó. Ông chậm chạp mặc quần áo, từ từ uống rượu whisky của mình và bắt đầu đi lại khắp căn phòng.    
- Tôi muốn được biết những gì đã diễn ra ở đây và sao không cài cửa lại? - ông giận dữ càu nhàu trong khi mặc áo choàng và nhổ một bãi nước bọt to tướng. - Cất tờ giấy này đi! Tại sao nó lại nằm ở đây? Đang có đến hai mươi gia nhân, thế mà lại không được ngăn nắp bằng ở quán rượu. Ai đang gọi đằng kia vậy? 
- Đó là bà cụ Anphixa người đã nhận dạy cho Phedia của chúng ra - bà vợ trả lời.
- Những kẻ theo đuôi, những kẻ ăn bám!
- Tôi không hiểu được mình đấy, Stephan Stepanyt. Chính mình đã mời bà ấy, thế mà giờ lại nhạo báng.
- Tôi không nhạo báng, mà tôi đang nói. Mình thì đã làm được điều gì chưa, hả mẹ trẻ, hơn là ngồi chỉ tay như thế rồi nhảy vào tranh cãi! Tôi không hiểu được những người đàn bà này, thề danh dự đấy! Tôi không hiểu! Họ có thể suốt ngày không làm gì cả như thế sao? Chồng thì làm việc, lao động như con sói, như trâu cày, còn vợ, người bạn đời thì ngồi như thể là bà hoàng, chẳng làm gì cả và chỉ chờ đợi cơ hội chế nhạo sự chán nản của chồng. Đã đến lúc rồi đấy, thưa mẹ trẻ, hãy dừng những thói quen kiểu trí thức đó lại đi! Bây giờ bà đâu phải là nữ sinh viên, đâu phải là tiểu thư mà là một người mẹ, người vợ! Mình quay lưng lại hả? A ha! Nghe sự thật cay đắng thì khó chịu hả?
- Thật lạ là những sự thật cay đắng chỉ nói vào lúc mình bị đau gan.
- Phải, hãy bắt đầu vở diễn đi, cứ bắt đầu đi…
- Ngày hôm qua mình ra ngoài thành phố phải không? Hay là đến chơi nhà ai?
- Nếu vậy thì sao? Liên quan gì đến ai? Chẳng lẽ tôi có nghĩa vụ phải báo cáo với ai đó chắc? Chẳng lẽ không phải tôi chơi với đồng tiền của mình? Những gì mà tôi tiêu pha và những thứ mà tôi chi phí trong cái nhà này đều thuộc về tôi! Có nghe rõ không? Thuộc về tôi!
Và rồi, vân vân… Mọi chuyện đại loại như vậy và chưa lúc nào thấy Stepan Stepanyt biết điều, đức độ, nghiêm nghị và công tâm, nhất là vào bữa ăn, khi bên cạnh ông ta là cả gia đình. Thường là bắt đầu với món súp. Sau khi nuốt thìa đầu tiên, ông bỗng cau mày và ngừng ăn.
- Có quỷ mới biết là… - ông làu bàu. - Đến phải vào quán rượu mà ăn thôi.
- Sao vậy? - bà vợ lo lắng - Chẳng lẽ món súp không ngon sao?
- Tôi không biết là cần phải có khẩu vị của lợn để ăn món này súp nhàm chán thế này đấy! Quá mặn, bốc mùi bọ xít thay cho hành… Thật bực quá, Anphixa Ivanovna! - ông ta quay về phía bà khách. 
- Hằng ngày đưa tiền để mua thực phẩm, thế mà mình thì phải chối bỏ mọi thứ. Chắc hẳn là họ muốn tôi thôi việc và tự vào bếp mà nấu ăn đấy.
- Súp hôm nay ngon… - bà gia sư rụt rè nhận xét.
- Thế à? Bà nghĩ vậy à? - Zhilin nói, cau mày giận dữ nhìn sang bà. - Tuy là mỗi người có khẩu vị riêng. Nói chung, cần hiểu là khẩu vị của tôi và bà rất khác nhau đấy, Varvara Vaxilievna ạ. Mình chắc là thích hành vi của cậu bé này (Zhilin bất bình chỉ sang cậu con trai Phedia của mình), mình vui mừng vì  nó, còn tôi… phẫn nộ. Đúng thế!
Phedia, cậu bé 7 tuổi với khuôn mặt xanh xao ốm yếu ngừng ăn và cụp mắt xuống. Khuôn mặt cậu thậm chí càng nhợt nhạt hơn.
- Đúng thế, bà thì hân hoan, còn tôi lại phẫn nộ… Ai trong chúng ta đúng, tôi không biết nhưng tôi thiết nghĩ rằng là một người cha thì tôi biết rõ về con trai mình hơn bà. Hãy nhìn xem, nó đang ngồi thế nào! Không lẽ những đứa trẻ có giáo dục lại ngồi như thế sao? Hãy ngồi lại cho tử tế!
Phedia vếch cằm lên và rướn cổ ra, và cậu cảm thấy là mình đã ngồi thẳng hơn. Trong mắt cậu đang ứa ra những giọt nước mắt.
- Ăn đi! Cầm lấy thìa cho đúng cách! Gượm đã, ta sẽ cho mày biết tay, thằng bé xấu tính này. Không được khóc! Hãy nhìn thẳng vào mắt ta đây này!
Phedia cố gắng nhìn thẳng nhưng khuôn mặt cậu run rẩy và đôi mắt đã đầy nước mắt.
- Aaa… mày khóc đi! Mày có lỗi mà lại còn khóc cơ đấy? Đi ra, đứng vào góc nhà, đồ súc sinh!
- Thôi… để cho nó ăn xong đã! - bà vợ lên tiếng.
- Không ăn gì nữa! Những thằng nhóc xấu xa như thế không được phép ăn!
 Phedia cúi mặt và cứng đờ người, lầm lũi bước ra khỏi bàn và đứng vào góc nhà.
- Không còn biết làm gì với mày nữa! - người cha tiếp tục. - Nếu không ai muốn làm cái việc giáo dục mày thì ta sẽ bắt đầu… Với ta đây, người anh em, thì không có cái kiểu khóc trong bữa ăn đâu nhé! Đồ ngốc! Cần phải làm việc cho ra trò! Hiểu không? Làm việc! Cha mày đang làm việc thì mày cũng làm việc đi! Không ai được ăn bánh mỳ không công! Cần phải làm người! Làm… người!
- Hãy thôi đi, lạy chúa! - bà vợ yêu cầu bằng tiếng Pháp. - … Bà cụ nghe thấy hết bây giờ, qua bà ấy rồi thì cả thành phố sẽ biết…
- Tôi không sợ những người lạ - Zhilin trả lời bằng tiếng Nga. - Anphixa Ivanovna sẽ thấy những điều tôi nói là đúng. Sao nào, vậy theo mình thì tôi phải hài lòng về thằng bé này chắc? Mình có biết tôi phải tốn kém bao nhiêu cho nó không? Mày có biết, thằng bé xấu xa kia, ta phải tốn bao nhiêu cho mày không? Hay là mày nghĩ rằng ta sản xuất ra tiền, rằng tự nhiên mà ta có được tiền à? Đừng có khóc ầm lên thế! Hãy im đi! Mày đang nghe ta nói hay không đấy? Mày muốn để ta coi mày là kẻ tiện nhân?
Phedia gào to và bắt đầu nức nở.
- Điều này, rút cục thật không thể chịu nổi! - mẹ cậu nói, đứng dậy khỏi bàn và bỏ chiếc khăn ăn ra. - Chẳng bao giờ được ăn cho yên ổn! - bà cầm chiếc khăn tay lên lau mắt và ra khỏi phòng ăn.
- Người ta tự ái… - Zhilin lầu bầu và gượng cười. - Những người được giáo dục theo kiểu mơn trớn… Thế đấy, Anphixa Ivanovna, người ta không muốn nghe sự thật… chúng ta lại là người có lỗi!
Vài phút trôi qua trong im lặng. Zhilin đảo mắt xuống những chiếc đĩa ăn và nhận thấy rằng chưa ai động đến món súp cả, ông ta thở dài đánh sượt và đưa mắt nhìn chằm chặp vào khuôn mặt đỏ lên đầy lo lắng của bà gia sư.
- Thế sao bà lại không ăn thế, hả Varvara Vaxilievna? - ông ta hỏi. - Các người tự ái, bắt đầu như vậy sao? Thế đấy… Không ưa sự thật. Thôi vậy, xin lỗi nhé, tính tôi nó thế đấy, tôi không thể đạo đức giả… Tôi cứ luôn nói toạc móng heo (thở dài). Tuy vậy, tôi nhận thấy là sự hiện diện của tôi làm người ta khó chịu. Có mặt tôi thì người ta không thể chuyện trò, ăn uống… Phải không vậy? Cứ nói điều đó với tôi, rồi tôi sẽ đi… Tôi đi đây.
Zhilin đứng lên và trịnh trọng đi ra cửa. Khi đi ngang qua cậu bé Phedia đang khóc, ông dừng lại.
- Sau tất cả những gì đã xảy ra ở đây, anh được tự do! - ông quay đầu nói với Phedia. - Ta sẽ không can thiệp vào việc giáo dục anh nữa đâu! Ta sẽ giũ hết trách nhiệm! Ta xin lỗi, mà nói thực lòng thì, là một người cha, ta muốn anh thành người tốt, ta đã làm cho anh và những người phụ nữ của anh lo phiền. Vậy thì từ nay trở đi ta sẽ từ bỏ trách nhiệm với số phận của anh…
Phedia gào lên và càng nức nở to hơn. Zhilin kiêu hãnh quay ra cửa và đi vào phòng ngủ của mình. 
Sau cơn bùng nổ trong bữa ăn, đến giờ Zhilin bắt đầu cảm thấy cắn rứt lương tâm. Ông thấy xấu hổ với vợ, con trai, với bà Anphixa Ivanovna và thậm chí cảm thấy bức bối không chịu được khi nhớ lại những gì đã xảy ra trong bữa ăn. Thế nhưng sự sĩ diện quá lớn nên không đủ dũng cảm thú nhận và ông vẫn tiếp tục bực bội và càu nhàu…
Zhilin tỉnh dậy vào buổi sáng hôm sau trong một tâm trạng thật tuyệt và trong khi rửa mặt ông còn vui vẻ huýt sáo. Khi đi vào phòng ăn để uống cà phê, ông bắt gặp Phedia ở đó, cậu bé thấy bóng cha liền ngước mắt lên nhìn ông vẻ e ngại.
- Thế nào, chàng trai trẻ? - Zhilin vui vẻ hỏi và ngồi vào bàn. - Cậu có gì mới không, hả chàng trai? Vẫn đang sống đấy chứ? Nào, lại đây, thằng bé mũm mĩm, hãy hôn cha của mình đi nào.
Phedia xanh xao với vẻ mặt nghiêm nghị lại gần cha và run rẩy chạm má vào mặt ông, sau đó lui ra và lặng lẽ ngồi vào chỗ của mình.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm "Hà Nội ơi" - Lời tri ân gửi đến Thủ đô yêu dấu qua 35 bức ảnh
    Tại triển lãm, người xem sẽ bước vào một cuộc dạo chơi xuyên thời gian và không gian: từ ngõ nhỏ quanh co tới mặt hồ phẳng lặng, từ bãi bồi sông Hồng ra nơi “phố cũ rêu phong”, chấm phá những giây phút lặng lẽ giữa nhịp sống hối hả...
  • Khởi động cuộc thi UOB Painting of the Year năm thứ ba tại Việt Nam
    Cuộc thi UOB Painting of the Year – một trong những sự kiện mỹ thuật uy tín hàng đầu Đông Nam Á vừa chính thức bước vào mùa giải thứ ba tại Việt Nam. Đây là cuộc thi nghệ thuật thường niên lâu đời nhất tại Singapore, do Ngân hàng UOB khởi xướng từ năm 1982 nhằm phát hiện và tôn vinh các tài năng nghệ thuật trong khu vực.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 209 Đảng viên thị xã Sơn Tây được nhận Huy hiệu Đảng
    Sáng 9/5, trong không khí phấn khởi cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 56 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2025), Đảng bộ thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2025 cho 209 đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng.
  • Ra mắt cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong”
    Công ty cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) phối hợp với Nhà Xuất bản Lao động vừa cho ra mắt độc giả cuốn sách “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” của tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng. Tác phẩm thuộc Tủ sách Văn hóa Việt giới thiệu những nét đặc trưng và độc đáo trong văn hóa ăn mặc của các dân tộc Việt Nam.
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
  • [Video] Bản hòa âm Người Hà Nội
    40 năm là một hành trình mà tờ báo – tạp chí Người Hà Nội mang đậm bản sắc văn học nghệ thuật Thủ đô đã đi qua, và đang nỗ lực sáng tạo, không ngừng để định vị thương hiệu, hòa vào dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam bước tới kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 40 năm qua, những giai điệu tự hào của Báo Người Hà Nội, nay là Tạp chí Người Hà Nội đã ngân vang, tạo niềm cảm hứng bất tận để các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đồng lòng, chung sức xây dựng ngôi nhà mang tên Người Hà Nội giàu bản
  • [Podcast] Đền Kim Liên – Trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa
    Giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và nhịp sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, có một nơi tưởng như tách biệt hẳn với không gian hiện đại: một cánh cổng tam quan cổ kính, rêu phong; một mái đền cong vút trong bóng cây; và một bầu không khí trầm mặc hiếm hoi còn sót lại trong lòng Hà Nội. Đó là Đền Kim Liên – một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn Nam thiêng liêng của kinh thành xưa. Đền Kim Liên ẩn mình sau một con phố sầm uất, nhưng lại chứa đựng một phần hồn cốt rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
Đứa con tội nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO