Tác giả - tác phẩm

Đọc tập thơ “Người tha hương” của Khuất Bình Nguyên

Nhà thơ Bằng Việt 08:46 15/07/2024

Tâm trạng “tha hương” và “sầu xứ” vốn là một đề tài được nhiều nhà thơ đồng cảm và chia sẻ, dù ở bất cứ đâu trên thế giới.

bia-sach.jpg

Nhà thơ lớn của Đức Bertolt Brecht cũng đã từng viết về nỗi tha hương và lưu lạc của các nhà thơ: “Hôme vốn không nhà/ Đantê thì lại rời bỏ nó/ Lý Bạch và Đỗ Phủ/ Vì chiến tranh đều phải sống giang hồ/ Giữa ba mươi triệu sinh linh chết chóc!”. Cả Nazim Hikmet, nhà thơ lớn Thổ Nhĩ Kỳ cũng vô cùng đau đớn khi phải sống lưu vong suốt cả đời: “Tổ quốc ơi…/ Trên trán tôi chỉ còn vết nhăn sâu/ Cùng một vết thương mưng sâu trong ngực/ Và cả mái đầu bạc tóc/ Tổ quốc ơi Tổ quốc/ Tổ quốc trong tôi còn bấy nhiêu thôi!”. Còn nhà thơ Phạm Tiến Duật sau khi viết xong “Những vùng rừng không dân” từng tâm sự với tôi là rất muốn viết một trường ca về “Những vùng đất di dân”. Và anh đọc cho tôi nghe một đoạn trường ca mà lúc đó anh mới phác thảo. Tôi chỉ còn nhớ được loáng thoáng mấy câu: “Bỏ lại đất đai, bỏ lại cha ông/ Họ cắm cúi đi, đâu là đích đến?/ Đi khắp đất, giống những sọc đen trên quả dưa/ Đi khắp biển, thành những luồng hải lưu cuộn xoáy...”. Đáng tiếc, bản trường ca hứa hẹn tràn đầy tính nhân văn ấy, Phạm Tiến Duật còn chưa kịp hoàn thành.

Nhà thơ Khuất Bình Nguyên, trong tập thơ mới “Người tha hương” (NXB Hội Nhà văn, 2024) cũng đồng điệu với những nỗi đau đời này của nhân loại, khi người ta luôn phải khắc khoải vì nỗi nhớ quê hương. Vì sao mà nhớ? Người ta chỉ phải quá nhớ, khi luôn cần đến một điều gì đang khuyết, đang hụt. Vậy Khuất Bình Nguyên khuyết hay hụt điều gì trong cuộc đời này? Anh có một cách nhìn rất khác biệt về mọi sự vật quanh mình: “Lên Ba Vì không gặp mùa thu/ Năm cũ, đi tìm mình chưa tới/ Bao nhiêu tha hương nhuộm cũ mái đình làng!”. Đừng vội hỏi, vì sao không gặp mùa thu mà lại không tìm ra mình. Tôi nhớ, trong tập thơ trước đây của Khuất Bình Nguyên “Hoa hoàng đàn nở muộn”, có một câu thơ rất hay: “Tôi sợ chiều thu rơi hết lá/ Còn đâu vàng nữa để bâng khuâng!”. Hóa ra cái mùa thu ngập lá vàng ấy quan trọng với tâm hồn nhà thơ đến vậy, thảo nào, không gặp được mùa thu, thì cũng không thể tìm ra cái Tôi đích thực!

Chưa hết, trong tập “Bỏ quên trong rừng thu”, tác giả còn một câu thơ gây bất ngờ nữa: “Bỏ quên trong rừng thu/ Những lối mòn cỏ rối...”. Những lối mòn cỏ rối ấy thì có quan trọng gì đâu với mọi người? Đúng thế, nhưng nó chỉ quan trọng với tâm hồn Khuất Bình Nguyên, mà không có nó, tâm hồn nhà thơ cũng có phần hụt hẫng. Cũng chính vì những cái ngỡ như “không có gì” ấy, mà khi ta xa nó, nhớ nó, là ta đã đủ rơi vào tâm trạng “sầu xứ” giống với một kẻ tha hương, bị lưu đày! Những điều này chỉ xảy ra đối với một tâm hồn rất nhạy cảm, hay nghĩ ngợi, và khi đã nghĩ thì luôn đưa mình đi rất xa, tới tận đáy những lý lẽ hoàn hảo, không khoan nhượng. Chính vì thế, khi không còn được trực diện tiếp cận với làng quê, nơi có cái “Cổng làng xưa/ Xa hơn cả thời xưa”, có mọi liên hệ máu thịt với một vùng trời vùng đất giàu ấn tượng và kỷ niệm từ bé, thì tác giả đã thú nhận ngay, rằng mình đã hóa kẻ tha hương: “Bước qua cổng làng, tôi thành người lớn/ Tha hương, học cách làm người...”. Và nhà thơ bùi ngùi: “Vẩn vơ tìm lại mình.../ Chỉ thấy trăng xứ Đoài/ Lặn sâu xuống các dòng sông ấy.../ Qua cổng làng xưa/ Tôi mơ thành đứa trẻ/ Trở về với mẹ/ Khao khát làm người nhà quê...”. Đấy là một cảm giác chân thật, không hề cường điệu.

1-nguoi-tha-huong-img_7722.jpg

Trong những hình ảnh quê hương dễ liệt kê ra những hình ảnh mây, núi, sông, trăng, mưa, những yếu tố hầu như lúc nào cũng khắc sâu trong tâm tưởng Khuất Bình Nguyên, và gây ấn tượng trong thơ anh: “Về làng, mở cổng làng ra/ Bao nhiêu xưa cũ, nhà nhà, trăng trăng”/ “Xứ Đoài, ngừng lại mà trông/ Kìa núi ba ngọn, kìa sông hai dòng”/ “Dọc bờ sông Đà, sông Tích, ngập đầy mây”/.../ “Trăng xưa mặc áo người quê cũ/ Lỡ gặp mùa trăng lúc bạc đầu”. Hay: “Ngày cuối cùng của một mùa ngâu/ Ròng rã mưa như không thể bao giờ dừng được nữa...”. Rồi: “Không biết về đâu mưa/ Không biết về đâu nắng/ Áo phong trần bạc trắng/ Thêm một lần cũ xưa!”.
Tuy nhiên, điều tác giả quan tâm nhất về quê hương mình là con người và số phận con người. Một vùng quê cổ xưa, biết bao nhiêu chùa chiền, tượng Phật. Mà Phật trong thơ Khuất Bình Nguyên lại không hề cao xa, trái lại, luôn “đồng cam cộng khổ”, cùng chung số phận với người. “Phật với người lưu đày, lận đận/ Gánh nặng đời người rạn cả hai vai”. “Phật là ai? Người hỏi: Phật là ai?/ Nắm đất lẫn đá ong xứ Đoài nặn thành ba vị Phật”. Ba vị Phật đó là Tam thế, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, Tam thế cũng chứa đầy uẩn khúc gian truân: “Thành Phật rồi, đời phải chia ba/ Quá khứ, Vị lai chưa làm tròn hạt mưa Sắc - Không nhà Phật/ Hiện tại chảy xót xa bờ sông Tích/ Chưa siêu hình, đời đã nổi can qua!”. Chúng ta lưu ý, từ “siêu hình” và “siêu thực” trong thơ Khuất Bình Nguyên luôn được dùng với một nghĩa riêng, ví dụ trong bài thơ “Sáng thế kỷ” cùng trong tập, có câu: “Ta siêu thực địa đàng không có thật/ Tưởng gặp rồi, lại tan thành bụi đất/ Cả nhân quần đắng cỏ mùa xuân!”.

Vẫn nối theo triết lý Phật pháp, nhưng trong bài “Nhị nguyên luận”, nỗi buồn của nhà thơ nhiều vân vi này còn lớn lao, bao quát hơn nhiều: “Người cố bơi sang Niết Bàn ở bờ bên kia/ Dập tắt sân si cõi đời dâu bể/ Sông Giác chảy thầm, mà sóng ngầm dữ thế/ Gần hết đời còn ở giữa nông sâu”.“Thế gian này, các dòng sông đều là sông Giác/ Chảy thầm thì, vì tiếng thở dài thôi/ Sông gột rửa bụi đời, thay đổi hết/ Kiếp chúng sinh đau đớn được làm người”.

Triết lý trong thơ Khuất Bình Nguyên thường lắng sâu và giàu chiêm nghiệm. Anh khát khao những điều hoàn hảo trong cõi đời này, nhưng tiếc thay, những điều mong đợi ấy chưa thể đến, vì thế giọng thơ chủ đạo trong “Người tha hương” nhiều chỗ lặng lẽ và ngậm ngùi. Anh gửi gắm câu thơ cho Hàn Mặc Tử, mà cũng như để nói với mình: “Chàng sinh ra vào một đêm trăng khuyết/ Suốt đời mong mỏi gặp trăng tròn!”. Cho tới bài “Ở cuối con đường” gần cuối tập thơ, thì anh bình thản tự bạch: “Trăm năm qua, trăn trở cuộc vuông tròn/ Tôi đi cạn dưới đáy sâu, âm thầm cát đắng”. Thế đó, cái được và mất của một nhà thơ luôn trăn trở với niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời và của cả cộng đồng.

Trong tập “Người tha hương” còn khá nhiều bài viết đầy cảm thông và có suy tư sâu sắc về các văn nghệ sĩ và bạn bè đồng nghiệp, có thể kể như: Hàn Mặc Tử, Nguyên Hồng, Hoàng Cầm, Nguyễn Huy Thiệp… và một số bài thơ viết ở nước ngoài. Tôi chỉ xin dừng lại ở bài “Bình minh mưa” mà tác giả đề tặng cho tôi: “Tiếng mưa tí tách trong những bụi cây/ Cỗ xe xộc xệch với con ngựa gầy buồn bã/ Nhà thơ đánh xe ngủ quên/ Xe chở thơ đi qua thiên đường lúc nào chẳng rõ.../ Mọi điều tốt lành có phải chỉ đi lướt bên ta/ Giọt mưa mùa thu vô tình giữ lại.../ Bình minh mưa/ Không hẹn trước bao giờ...”. Như chúng ta đã hình dung, hình tượng “mưa” trong thơ Khuất Bình Nguyên bao giờ cũng tạo nên cảm xúc tốt lành, làm tươi mát hồn người, xoa dịu những vết thương. Thơ trên cỗ xe cũ kỹ từ xa xưa của nhân loại lướt qua bình minh mưa thật đẹp, cũng như chính cơn mưa kia, có những tác động tích cực không thể chối cãi đến tâm hồn con người. Nhưng phải chăng, nó cũng chỉ như một điều tốt lành lướt qua một lần rồi thôi, và không bao giờ quay trở lại. Lỗi ở thơ quá mong manh hay lỗi ở người quá thực dụng? Chưa thể phân tích rành rọt ra hết, nhưng hãy cứ nên vui rằng những câu thơ trong veo vang lên từ một bình minh mưa, dù một lần thôi, cũng đủ để làm ta nhớ mãi suốt đời. Thế chẳng phải đã là diệu kỳ lắm rồi sao?

Những câu thơ của Khuất Bình Nguyên tràn đầy nỗi ưu tư nhân thế, luôn muốn tìm ra sự tròn đầy trong cảm giác thiếu vắng và hụt hẫng, khi luôn khao khát có một mái ấm thân thương ở quê nhà che chở, cũng như mong ước hết lòng cho hạnh phúc toàn vẹn của quê hương, phải chăng, cũng xứng đáng là một “bình minh mưa” tươi mát cho những người yêu thơ chúng ta? Và cuộc sống hôm nay, bao gồm cả vật chất và tinh thần, phải phấn đấu làm sao để không còn ai phải bỗng dưng cảm thấy thiếu hụt và tiếc nuối điều gì, nhất là không bao giờ phải bị rơi vào cảm giác “tha hương” ngay trên đất nước mình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Theo dấu chân Người”: Cuốn truyện ký đặc sắc về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài
    Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đánh giá, cuốn “Theo dấu chân Người” của GS.TS – nhà văn Trình Quang Phú là truyện ký với những tư liệu chính xác, có thật trong cuộc đời, sự nghiệp, tâm hồn, cốt cách, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đem đến bạn đọc hôm nay một tình cảm lớn hơn, sâu sắc hơn, một cách nhìn rộng mở, khoa học, nhân văn và đầy tư tưởng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • “Rèn nhân cách – Luyện tài năng”: Bộ sách làm sáng rõ thêm những phẩm cách cao quý của Bác Hồ
    Nhân dịp kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), NXB Kim Đồng ra mắt độc giả bộ sách "Rèn nhân cách – Luyện tài năng" gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm. Bộ sách giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người.
  • “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của con trai nhà thơ Xuân Quỳnh
    “Những ô cửa gió lộng” - tập hồi ức cảm động của tác giả Lưu Tuấn Anh - con trai nhà thơ Xuân Quỳnh viết về mẹ, về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, về cha ruột, về các em trai Minh Vũ và Quỳnh Thơ vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với độc giả. Cuốn sách không nhiều trang nhưng mỗi dòng chữ chứa đựng cả ân tình với những hình ảnh lần đầu tiên được công bố.
  • Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh ra mắt độc giả tập thơ "Viễn ca"
    Sáng 28/8, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Ban Văn học nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức ra mắt tập thơ “Viễn ca” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Ra mắt nhiều ấn phẩm dành cho học sinh nhân dịp năm học mới
    Chào đón năm học mới, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều ấn phẩm dành cho học sinh: sách giúp các bạn nhỏ làm quen với môi trường học đường, sách bổ trợ kiến thức các môn học trong nhà trường, sách kĩ năng rèn luyện trau dồi phương pháp học tập hiệu quả, sách hướng nghiệp...
  • Wonderella - bộ sách thú vị dạy trẻ những bài học về ứng xử
    Nhà xuất bản Hà Nội liên kết với đơn vị phát hành sách Crabit Kidbooks vừa cho ra mắt bạn đọc bộ sách “Wonderella - Ella ở khu phố Cái Quái Gì Cũng Có Thể Xảy Ra”. Ra mắt đúng dịp Trung thu năm nay, bộ sách hứa hẹn sẽ là món quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt
    Chiều 6/ 9 tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) Việt Nam tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC và các hoạt động trong năm 2024 của Hội đồng.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Công điện số 11 /CĐ-UBND ngày 6/9/2024 về việc tập trung, ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Trưng bày tài liệu “Hà Nội và những Cửa Ô”: Kể câu chuyện lịch sử các Cửa Ô Thăng Long - Hà Nội
    Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa Ô”. Trưng bày dự kiến diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội (19C, quận Hoàn Kiếm) ngày 9/10/2024.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Kỳ 1 - Tấm gương sáng vùng biển
    Buổi chiều trên bãi biển, nắng khá gắt nhưng gần biển nên có gió khiến cho cái nóng nực trong người Hải cũng vơi bớt. Anh ngồi chơi uống nước và phóng tầm mắt ra xa nhìn những liếp cá do người dân phơi nổi bật dưới cái nắng gắt...
  • Trao 8 giải thưởng cho các tài năng nghệ thuật sáng tạo Việt Nam
    Chiều ngày 5/9, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp với Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới (WYO) tổ chức lễ trao giải Dự án “Âm thanh tình anh em, khám phá các tài năng - Sounds of Brotherhood".
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
Đọc tập thơ “Người tha hương” của Khuất Bình Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO