Đình Mạnh Tân

Phương Anh (t/h)| 17/12/2022 09:44

Đình Mạnh Tân thuộc thôn Mạnh Tân, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Mạnh Tân còn có tên nôm là “Râm Bến” là vùng đất cổ có truyền thống lịch sử văn hoá và đấu tranh cách mạng. Vào thế kỷ XV làng Râm Bến có ông Ngô Đễ theo Lê Lợi đánh giặc Minh được phong đến chức thượng tướng quân.

Căn cứ vào thần phả còn lưu giữ ở đình thì đình Mạnh Tân thờ hai vị Đương Giang thần và Lý Quốc Mẫu Hoàng thái hậu làm Thành hoàng. Về thần Đương Giang mà tên gọi đầy đủ là Đại Đương Giang Minh thiên tá phụ đại vương. Ông là người phò tá Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lúc bấy giờ nhân dân khu Mạnh Tân xin làm thần tử cho ông đến hơn trăm người. Thắng trận ông được bổ nhiệm trấn giữ đạo Thái Nguyên. Sau khi thân mẫu mất, ông ở lại trang Mạnh Tân, giúp nhân dân trừ được nạn dịch, phụ lão và nhân dân trong thôn ai nấy đều kính phục. Ông cho lập miếu rồi di mệnh cho trang Mạnh Tân được thờ phụng mãi ve sau.

Về Lý Quốc Mẫu Hoàng thái hậu tức bà mẹ sinh ra nhà vua Lý Công Uẩn được thần tích chép khá rõ ràng: Bà là người họ Phạm, quê ở Cổ Pháp, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, đạo Kinh bắc. Năm 22 tuổi là người tuyệt mỹ vô song, lương duyên chưa bén, chưa chọn được người. Bấy giờ bà đến chùa Linh Ứng dốc lòng để tâm niệm Phật, sau 3 năm vào một đêm ngủ trong chùa, đến giữa canh 3 thì mơ thấy một vị đại thần đến đùa với mình, từ đó mang thai, trẻ em, người già đều cho là việc lạ... Năm Giáp Tuất, sinh ra một người con trai, lên 9 tuổi, hai mẹ con trở về trang Cổ Pháp. Lúc bấy giờ trong nhà Lý Khánh Văn, có 2 con chó đá đặt dưới chân giường. Chó tự dưng sủa lên 3 tiếng dữ, rồi ngoe nguẩy đuôi mừng khách, người nhà thấy vậy rất sợ. Ông vốn là một thiền sư, khi bói trong kinh dịch, ở quẻ càn, hào cửu nhị, lời thoán nói rằng: “Có thánh nhân đến nhà vào lúc giờ Ngọ”. Quả đúng vậy, khi hai mẹ con đến thấy diện mạo đứa trẻ khác lạ mang khí tượng thiên tử, thì Khánh Văn liền sai người nhà đón và nuôi dưỡng chu đáo. Đứa trẻ học thông kinh sử có chí anh hùng hơn hẳn mọi người, đức độ không ai sánh kịp. Khi trưởng thành Lý Công Uẩn phò tá Lê Đại Hành, năm 1010 lên ngôi vua...

Bấy giờ bà họ Phạm đi qua khu Mạnh Tân, thấy nơi đây bị huỷ hoại do thiên tai, chùa đổ nát bà động lòng xin cùng với bản khu dốc lòng hiệp sức sửa sang ngôi chùa. Cảnh chùa từ chỗ đổ nát mà được khang trang. Sau khi chùa đã hoàn thành thì liền báo cho các sư, các thiền tăng trở về khu Mạnh Tân mừng hội khánh thành trong suốt 10 ngày. Phụ lão và nhân dân khu Mạnh Tân rất ngưỡng mộ công đức của bà. Trong khi tế trời đất, dáng bà nghiêm nghị, một tay cầm hoa sen, một tay cầm ấn chú bước lên đàn cao ngồi. Khi đó, thấy một đám mây giống như dải lụa đỏ lơ lửng trên đỉnh đầu, bỗng trời đất trở nên tối tăm, ban ngày tối tựa đêm đen, bà cưỡi mây về trời. Từ đó về sau tỏ rõ linh ứng, bà được gia phong mỹ tự Thượng đẳng phúc thần. Vua sai các quan trở về khu Mạnh Tân làm lễ, ban cho bản khu sở tại được làm dân Hộ nhi phụng thờ.

Đình Mạnh Tân nằm trên một khu đất rộng ở trung tâm khu vực cư trú của thôn. Ngôi đình bề thế với mái đao cong, bờ nóc đắp rồng chầu mặt nguyệt tạo vẻ uy nghi cho ngôi đình. Đình kết cấu mặt bằng theo lối chữ “nhị” gồm Đại đình và Hậu cung. Ngôi đình khởi dựng cách đây vài trăm năm, tuy đã nhiều lần trùng tu song vẫn còn giữ được nét cổ kính thể hiện qua cách trang trí trên kiến trúc. Đặc biệt trên các bức cốn với đề tài tứ linh người nghệ nhân xưa thể hiện kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng với nét chạm linh hoạt sống động, mềm mại chắc khoẻ. Các đầu dư được trang trí đầu rồng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII. Hai tầng mái của Hậu cung đình Mạnh Tân vẫn mang vẻ đẹp kiến trúc của ngôi đình thế kỷ XVIII - XIX.

Những di vật còn bảo lưu ở di tích là nguồn sử liệu quý giá góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hoá nước nhà. Trong đó phải kể đến bộ tài liệu chữ Hán như thần phả và sắc phong thần,của các triều đại phong kiến. Đồ thờ cúng như hương án, kiệu bát cống, ngai thờ, bài vị đều có nghệ thuật tạo tác thế kỷ XIX.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Khu phố cũ Hà Nội
    Khu phố cũ đã trở thành một hình ảnh đặc trưng của Hà Nội, thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nước mỗi
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
  • Lễ khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng
    Sáng 31/3, hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ vượt sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
Đừng bỏ lỡ
Đình Mạnh Tân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO