Theo truyền thuyết, đình Đại Cát được xây dựng từ lâu đời. Đình toạ lạc trên một khu đất cao rộng thoáng cạnh làng. Phía trước đình có một hồ nước nhỏ. Đình quay về hướng tây, có hình chuôi vô. Đình gồm có: nhà Tiền tế gồm 1 gian, 2 dĩ, làm theo kiểu “tường hồi bít đốc”, Hậu cung 2 gian làm cũng theo kiểu “tường hồi bít đốc”.
Đình thờ 3 vị Thành hoàng là ông Quách Lãng, hai bà Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương.
Hàng năm, dân làng mở hội vào ngày 10 tháng ba âm lịch. Lễ hội có thi bơi trải trên sông Nhuệ và sông Hồng. Chùa được dựng cạnh đình trên một khu đất cao rộng cạnh làng. Chùa gồm có Tam quan xây gạch, toà Tam bảo hình chuôi vồ. Tiền đường gồm một gian 2 chái, Hậu cung 1 gian. Chùa còn có gác chuông có quả chuông đồng đúc năm Mậu Ngọ (?). Chùa cũng còn lưu giữ được nhiều di vật đồ gỗ chạm khắc có giá trị và một bia đá dựng năm Kỷ Dậu niên hiệu Quang Trung thứ 2 (1789). Hệ thống tượng Phật của chùa khá đầy đủ.
Đình và chùa Đại Cát đã được Bộ Văn hoá và Thông in xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1992.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01