Đình Bạch Trữ

Phương Anh (t/h)| 21/12/2022 16:31

Đình Bạch Trữ xây vào cuối thế kỷ 17, thờ phụng Mỵ Nương (phu nhân Sơn Thánh Tản Viên) và Hoàng Cống tức danh tướng Cống Sơn, quân sư của Nhị vua Hai Bà Trưng) làm thành hoàng làng.

Nằm ở phía bắc huyện Mê Linh, ven sông Cà Lồ bốn mùa nước biếc, ranh giới tự nhiên của 2 huyện Mê Linh - Hà Nội và Bình Xuyên - Vĩnh Phúc, xã Tiến Thắng là một địa danh được nhiều người biết đến không chỉ nơi đây là một vùng quê với những trại vải ngon nổi tiếng, mà chính nơi đây dấu tích lịch sử đã in đậm ở mỗi thôn làng.

Từ Quốc lộ 2 đến ngã ba Tiền Châu (thuộc thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc) đi theo đường 35 chừng 1km là đến thôn đầu tiên của xã Tiến Thắng - làng Bạch Trữ.

Các cụ già ở đây truyền lại cho con cháu rằng: Vào thời Hùng Vương dựng nước, Ngọc Hoa công chúa con vua Hùng Duệ Vương nhân một chuyến đi du ngoạn thăm cảnh nước biếc non xanh, đến nơi này thấy ngút ngàn một màu hoa cỏ Trữ trắng ngọc, trắng ngà, bèn đặt tên cho làng là Bạch Trữ. Bà dạy dân Bạch Trữ cấy lúa, trồng bông, chăn tằm, dệt vải. Ơn người đã tạo nghiệp cho dân làng, khi bà mất đi, dân Bạch Trữ lập miếu thờ.

Các cụ còn truyền lại cho con cháu rằng: Vào năm 40 sau Công nguyên khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, bên cạnh các tướng tài ba như Lê Chân, Thánh Thiên, Ả Tắc, Ả Di, Vĩnh Huy, Liễu Giáp, Nàng Tía, Bát Nàn... còn có một người đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho cuộc khởi nghĩa - đó là mưu sĩ Cống Sơn.

Theo Ngọc phả đình Bạch Trữ, Cống Sơn sinh ngày 10 tháng giêng năm thứ 3 sau Công nguyên quê ở đất Ái Châu, phủ Trường An, động Hoa Lư. Vốn là người thông minh xuất chúng, lại tinh thông võ nghệ, luôn lấy điều nhân đức để răn mình. Khi phất cờ khởi nghĩa, Trưng Trắc đã vời ông làm quân sư, cậy việc ngày đêm rèn binh mã, thảo hịch đi khắp các phủ huyện kêu gọi hào kiệt 4 phương về tụ nghĩa dưới cờ. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, ban thưởng cho tướng sĩ, muốn dân. Bà đã phong cho Cống Sơn là Cống Sơn quân sư, thực ấp ở Bạch Trữ trang, huyện Chu Diên. Bà dạy dân Bạch Trữ rằng: Cống Sơn quân sư sống làm thầy dạy, chết làm Thành hoàng làng, cho đón gia quyến ông về đây lập nghiệp, chuẩn miễn cho dân Bạch Trữ không phải đi phu và các dịch khác.

Tưởng nhớ đến công lao của Ngọc Hoa công chúa và Cống Sơn quân sư, về sau dân Bạch Trữ đã lập đình thờ hai vị.

Đình Bạch Trữ là một trong những ngôi đình lớn và cổ của cả vùng đồng bằng sông Hồng. Đình được biết đến với quy mô kiến trúc đồ sộ nhưng lại rất thanh tao với sự độc đáo về kiến trúc, chứa đựng nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian hết sức đặc sắc, thể hiện đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc của đình làng Việt Nam thời Lê Trung hưng.

Kết cấu của đình gồm 3 toà Tiền tế, Đại đình, Hậu cung và 2 Ống muống, tạo nên hình thức mái theo kiểu chữ “vương”, nền chữ “tam”.

Trước đình có hồ bán nguyệt, sau hồ là bình phong kiểu cuốn thư và nghi môn tứ trụ. Qua một khoảng sân là đến toà Tiền có kiến trúc 5 gian, 2 chái với bộ mái 2 tầng hoành tráng. Ở đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XVII. Nhiều bức cốn bến đục chạm hình rồng, lân, vân mây... Đặc biệt, ở giữa toà này có các bức cốn mê thể hiện Tứ linh trong ước nguyện cầu phúc xưa: rồng cuốn thuỷ, phượng hàm thư, long mã và rùa.

Toà Đại đình 3 gian 2 chái, 2 dĩ. Các bức đục chạm tập trung ở 2 cốn ngoài của gian giữa, các đầu dư chính và một số kẻ. Đề tài chạm khắc chủ yếu là rồng. Đề tài về con người tuy không nhiều, nhưng lại rất đáng quan tâm. Bức cốn ngoài bên trái gian giữa, ở con rường trên cùng, được đặt trên mình rồng thân rắn không vẩy là hình đôi trai gái tự tình mà nam là một ông già quắc thước, còn nữ là một cô gái còn trẻ - một mối tình thần thánh sẽ đưa đến kết quả nảy sinh thánh nhân theo nhận thức của người xưa. Ở một đầu kẻ trước của gian bên trái lại có cảnh một ông lão ngồi câu cá với giỏ vịt để bên cạnh. Hình tượng này rất gần gũi với nghệ thuật thế kỷ XVIII. Ngoài ra còn nhiều bức đục chạm đặc sắc khác.

Những hình tượng có tính mạnh bạo hay dân dã được thể hiện ở đây đều cho thấy sự gần gũi với cảnh sinh hoạt đời thường nơi thôn dã, nó mang ý nghĩa ước nguyện cầu phồn thực của con người mong cho cuộc sống sinh sôi nảy nở, cho mùa màng bội thu. Bên cạnh sự phong phú về nội dung, các bức chạm đã thể hiện trình độ cao về nghệ thuật chạm khắc với kỹ thuật chạm lộng, chạm bong hết sức tinh tế.

Toà hậu là một Hậu cung kép với Hậu cung chính nằm gọn trong không gian 4 cột cái gian giữa, được bao ván kín, có sàn thờ, được nâng cao và nằm lọt trong toà Hậu cung 5 gian tường bít đốc. Một điểm đáng chú ý là trên bàn thờ chính, phù trợ 2 bên là 8 vị tướng hầu được vẽ dưới hình thức tả văn hữu võ; quan văn đội mũ cánh chồn chếch ngắn cầm những hòm sách, bút, quạt; quan võ đội mũ kim khôi vác đại đao.

Đền Bạch Trữ còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử - văn hoá.

Về hiện vật, tại đình Bạch Trữ có 2 ngai thờ, án gian đều được sơn son, thếp vàng, đồ bát bửu, cây quán tẩy được đục chạm hết sức tinh vi cũng được sơn son thếp vàng còn như mới; nhiều đồ sứ có giá trị. Đặc biệt còn có 2 cỗ kiệu bát cống có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, thể hiện rõ nét tài hoa cha ông ta để lại.

Về tư liệu, hiện còn cuốn Ngọc phả do Hàn lâm viện Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào tháng 3 - niên hiệu Hồng Phúc thứ nhất (1552); 11 tờ sắc phong cho Ngọc Hoa công chúa và Cống Sơn quân sự từ đời vua Chính Hoà đến đời vua Khải Định (1916 - 1925).

Đi sâu tìm hiểu hơn nữa về nghệ thuật, về các giá trị văn hoá vật thể ở đình Bạch Trữ chúng ta sẽ có được những tri thức quý báu về lịch sử văn hoá cũng như các phong tục, tập quán hay những quan niệm hết sức đặc sắc có thể coi là tinh hoa văn hoá của người xưa tại vùng đất này.

Đền Bạch Trữ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Dương Liễu
    Đình Dương Liễu hay còn gọi là đình Tổng thuộc thôn Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Năm Chính Hoà thứ 12 (1691), thôn Dương Liễu thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai. Đến cuối thế kỷ thứ XIX thì địa danh này cùng với các thôn như Mậu Hoà, Quế Dương, Yên Sở thuộc tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Đình Bạch Trữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO