Đền Phùng Hưng

Phương Anh (t/h)| 27/12/2022 09:27

Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) được lập ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng ngôi đền ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) có quy mô lớn nhất, kiến trúc độc đáo và chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa.

Phùng Hưng là người ấp Đường Lâm. Ông là người nhân đức, có lòng yêu thương nhân dân. Phùng Hưng có hai người em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh. Ba anh em đều có sức khỏe phi thường: Phùng Hưng đánh được hổ, vật được trâu, hai người em cõng đá nặng ngàn cân. Do vậy mà nhân dân gần xa đều kính phục, tôn Phùng Hưng là Đô Quán, Phùng Hải là Đô Bảo. Sinh vào thời đất nước bị giặc ngoại xâm, họ đã sớm hình thành ý chí đánh đuổi giặc, độc lập, tự chủ. Họ chiêu mộ nghĩa quân hào kiệt, dấy binh, nổi dậy ở Đường Lâm chống lại ách thống trị đô hộ của nhà Đường. Nghĩa quân khi đánh thành Tống Bình thì tướng địch là Cao Chính Bình bị thua, lo lắng mà chết. Phùng Hưng nắm giữ phủ thành, tổ chức việc chính trị, xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài được 7 năm cho đất nước. Sau khi nhà vua mất, nhân dân nhớ ơn suy tôn là Bố Cái Đại Vương.

5f722786-5d8e-4bde-85f1-2c288a9cfcf0.jpg

Tại quê hương Phùng Hưng là thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội, nhân dân đã lập đền tôn thờ ngài.

Quy mô hiện nay của ngôi đền đã được sửa chữa, trùng tu lớn vào thế kỷ XIX, gồm các hạng mục: Cổng nghi môn, Tả hữu mạc, Đại bái và Hậu cung. Cổng nghi môn được xây dựng đơn giản, có chức năng ngăn cách thế giới tâm linh và cuộc sống trần tục. Qua cổng là hai dãy Tả hữu mạc, mỗi dãy 3 gian, các bộ vì kèo tạo ra sự thông thoáng, tiện lợi cho các sinh hoạt cộng đồng.

Đại bái gồm 3 gian 2 dĩ, hai mái chảy lợp ngói ri. Các bộ vì trên kết cấu 4 hàng chân cột, liên kết theo cách thức: “Thượng giá chiêng rường nách, hạ kẻ chuyền, bảy hiên”. Trang trí trên các cấu kiện kiến trúc đơn giản, chủ yếu các mảng chạm tập trung ở đầu dư, kìm chạm rồng, rường nách chạm vân mây, lá lật, các kẻ và bẩy bào soi chạm lá qua các vân mây cách điệu...

Hậu cung gồm 3 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Các cấu kiện kiến trúc thiên về sự bền chắc, thâm nghiêm và tôn kính vị thần được thờ. Tượng Phùng Hưng bằng đồng được đặt ở vị trí trang trọng của Hậu cung (tượng mới làm đầu thế kỷ XXI).

Quê hương Cam Lâm không chỉ có ngôi đền thờ Phùng Hưng mà còn có các địa danh gắn liền với ông như: Vũng Hàm, đồi Hổ Gầm, đồi Xà Mẫu, giếng Ngọc, rặng duối... Đó là nơi mà anh em họ Phùng đã đánh hổ, luyện tập võ nghệ, tập trận đánh địch...

Đền Phùng Hưng đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1964.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Đại Độ
    Đình Đại Độ thuộc thôn Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là vùng đất cổ sớm được khai phá, cư dân đông đúc thành xóm, làng và có tên là trang Hối Độ. Địa danh này gắn với lịch sở thời Hùng Vương dựng nước.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đền Phùng Hưng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO