''Dấu chân phía trước''

Hanoimoi| 17/06/2022 15:41

“Khi tôi còn là hạt bụi/ Người đã lên tàu đi xa/ Khi bến Nhà Rồng đầy nước mắt/ Bước chân Bác đặt chốn này...”.

''Dấu chân phía trước''
Bến Nhà Rồng hôm nay.

Câu hát mở đầu ca khúc “Dấu chân phía trước” đã khắc họa hình ảnh người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên bến Nhà Rồng năm 1911. Bài hát ngợi ca sự hy sinh, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, Người đã hiến dâng cả cuộc đời cho dân cho nước: “Để tôi được là Việt Nam/ Để tôi mặt trời gần lại/ Để nghe tim mình thay đổi/ Để người người sống tự do”.

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mong ước viết về Bác Hồ và cơ duyên đến khi ông được đọc bài thơ “Dấu chân phía trước” của Hồ Thi Ca đăng trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 1981. Bài thơ nói trúng nỗi lòng của ông và toàn dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

Năm 1982, ca khúc “Dấu chân phía trước” ra đời, nhanh chóng nhận được sự yêu mến của đông đảo người yêu nhạc. Bài hát vừa thể hiện lòng biết ơn, vừa là lời nhắn nhủ các thế hệ đi sau học tập đạo đức vì nhân dân, ý chí kiên cường và lòng khát khao giành độc lập tự do cho dân tộc của Bác Hồ, để biến thành sức mạnh nội sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Theo tác giả Hồ Thi Ca, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã chọn ý thơ và sắp xếp lại, chỉ có 2 khổ thơ trong bài là ông sử dụng nguyên vẹn: “Dấu chân không nhẹ như mây/ Dấu chân không êm không ấm/ Dấu chân không là dấu nắng/ Mười ngón trăn trở bấm sâu/ Dấu chân của dáng đứng lâu/ Nặng hai vai là Tổ quốc/ Chắc Người rưng rưng nước mắt/ Trái tim căm giận bừng bừng”. Năm 1985, ca khúc này được UBND thành phố Hồ Chí Minh trao Giải đặc biệt trong một cuộc thi âm nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn quê gốc Nam Định, sinh 1942 ở Campuchia. Năm 1960, ông về nước gia nhập Đoàn văn công Giải Phóng, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Nam Bộ. Ông còn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: “Qua sông”, “Bài ca nữ tự vệ Sài Gòn”, “Đường tàu mùa xuân”, “Bài ca không quên”, “Mùa xuân từ những giếng dầu”, “Đất nước” (thơ Tạ Hữu Yên)...

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều giải thưởng cao quý khác. Năm nay nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn tròn 80 tuổi, hiện ông sống cùng gia đình tại thành phố Thủ Đức.

(0) Bình luận
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
''Dấu chân phía trước''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO