Ẩm thực

Đặc sản “Mè xửng”, “Cơm hến” xứ Huế được xác lập Kỷ lục Châu Á

Hương Giang 06:35 30/12/2023

Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận đặc sản “Mè xửng” và “Cơm hến” Thừa Thiên – Huế nằm trong top 10 kỷ lục châu Á năm 2023.

414963525_748500643975607_3722999073782564689_n.jpg
Mè xửng Huế (ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong/Mộc Truly Hue's).

Ngày 29/12, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế cho biết, Hội Kỷ lục gia Việt Nam vừa mới thông tin Cơm hến và Mè xửng đã được xác lập Kỷ lục châu Á.

Cụ thể, trước đó Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã thực hiện các bộ hồ sơ đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận. Sau quá trình chọn lọc, 10 đề cử đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công bố xác lập theo Bộ tiêu chí Kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á. Nâng số lượng các Kỷ lục về Ẩm thực và Quà tặng Đặc sản Việt Nam đạt Kỷ lục châu Á lên số lượng 60 món từ năm 2012 đến năm 2023 (Gồm 38 Món ăn đặc sản và 22 Đặc sản thiên nhiên và đặc sản quà tặng của các địa phương).

Trong top 10 kỷ lục Châu Á năm 2023, Thừa Thiên - Huế có 2 kỷ lục được xác lập Kỷ lục châu Á là món ăn đặc sản “Cơm hến” và đặc sản quà tặng “Mè xửng”.

Nhắc đến ẩm thực Huế nổi tiếng nhất là món Bún bò Huế nhưng món ăn phổ biến nhất chính là Cơm hến. Cơm hến cũng chỉ là cơm nguội ăn cùng với hến xào và chan với nước luộc hến, hến được dùng để làm cơm hến đúng và ngon nhất là hến được bắt ở khu vực Cồn Hến (Cồn đất nổi trên sông Hương thuộc làng Cồn, phường Vĩ Dạ, TP Huế).

Theo đó, sau khi được cào lên và rửa qua cho sạch bùn, hến được ngâm trong nước vo gạo để nhả hết chất bẩn trong bụng rồi cho vào nồi luộc để lấy thịt hến và nước luộc hến. Thịt hến được đem xào nhanh với miến gạo, nấm mộc nhĩ và một ít thịt ba chỉ, nước luộc hến cho vào nồi đun nóng và đập vài miếng gừng cùng với gia vị như mắm ruốc, bánh tráng bóp vụn, đạu phụng (lạc), mè rang, da heo chiên giòn, tóp mỡ cho vừa miệng. Ăn kèm với cơm hến là các loại rau sống và gia vị như môn (dọc mùng), thân chuối, bắp chuối thái thật mỏng, rau thơm, dứa, xoài và khế xắt nhỏ. Vị chát, chua, tê, hăng, mát của rau sống sẽ làm cho hương vị của bát cơm hến thêm nồng nàn.

414675541_748500773975594_4700637100799614816_n.jpg
Cơm hến Huế (ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong/Mộc Truly Hue's).

Món kẹo đặc sản Huế bắt nguồn từ cách thức chế biến cùng nguyên liệu chính là xửng và mè. Sau khi cô đặc các nguyên liệu gồm bột gạo, mạch nha, đường, đậu phộng, nước cốt chanh… thành hỗn hợp dẻo quạnh được trãi lên một chiếc xửng phủ đầy những hạt mè vàng ươm. Để nguội và cắt viên đóng gói.

Top 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam gồm có 5 món đặc sản là Bánh mỳ Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Cơm Hến (Thừa Thiên Huế), Lẩu thả Phan Thiết (Bình Thuận), Nem nướng Ninh Hòa (Khánh Hòa), Bún nước lèo (Sóc Trăng). Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận 5 đặc sản thiên nhiên, quà tặng gồm Cốm làng Vòng (TP Hà Nội), Khoai deo (Quảng Bình), Mè xửng (Thừa Thiên - Huế), Dâu Đà Lạt (Lâm Đồng), Bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh).

Việc đề cử xác lập thành công Kỷ lục Châu Á về ẩm thực, đặc sản Cơm hến và Mè xửng góp phần quảng bá nền ẩm thực Thừa Thiên - Huế đến đông đảo du khách trong và ngoài nước thông qua hệ thống các Tổ chức Kỷ lục trên toàn cầu. Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị Ẩm thực - Đặc sản nổi tiếng của Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) thực hiện từ năm 2010 đến nay với sứ mệnh chung “Mang tinh hoa Việt Nam ra thế giới.

Bài liên quan
  • Cháo đậu cà - món ăn vỉa hè quen thuộc của người dân Hà Nội
    Đối với người Hà Nội, cháo đậu phụ cà muối là một món ăn vô cùng giản dị. Một bát cháo đặc, nấu nguyên từ hạt gạo cùng đậu xanh hoặc đậu đen, thêm ít đậu phụ rim hành và cà muối giòn tan bỗng trở thành một món ăn hấp dẫn, làm say lòng thực khách.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sản “Mè xửng”, “Cơm hến” xứ Huế được xác lập Kỷ lục Châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO