Đời sống văn hóa

Đặc sắc Lễ hội Điện Huệ Nam, di chuyển bằng thuyền rồng trên sông Hương

Hương Giang 23/08/2023 19:25

Hàng nghìn người tham dự Lễ hội Điện Huệ Nam tháng 7 Âm lịch (Thừa Thiên – Huế) và nét đặc sắc là hoạt động rước Thánh bằng thuyền rồng trên sông Hương đến Điện Hòn Chén.

1(1).jpg
Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm.

Ngày 23/8, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam với sự tham dự của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

Từ sáng sớm, nhiều người dân địa phương và du khách đã tập trung tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh Giáo (số 352 đường Chi Lăng TP Huế) để tổ chức lễ hội trong không khí trang nghiêm. Sau đó, hàng trăm người di chuyển bằng thuyền rồng lên Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP Huế).

Lễ hội Điện Huệ Nam hay còn gọi Lễ hội Điện Hòn Chén được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội năm nay bắt đầu từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 8-9-10/7 Âm lịch) tại số 352 đường Chi Lăng (TP Huế), Điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát (xã Hương Thọ).

Theo Trưởng ban Bảo trợ di tích Điện Huệ Nam cho biết, lễ hội thu hút khách hành hương đông đảo đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Thông qua lễ hội, mong muốn tất cả quần chúng, cộng đồng thờ Mẫu phải nhận thức đúng đắn về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam và bảo tồn được di sản phi vật thể được UNESCO công nhận.

Hình ảnh Lễ hội Điện Huệ Nam.

3.jpg
Nghi lễ tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh Giáo.
2.jpg
4.jpg
Thuyền rồng tập trung trước Thánh đường Thiên Tiên Thánh Giáo.
5.jpg
Các thuyền rồng đi qua khu vực Cồn Hến (TP Huế).
6.jpg
Các thuyền rồng di chuyển qua cầu Trường Tiền.
7.jpg
Rước Thánh trên sông Hương đoạn qua cầu Phú Xuân (TP Huế).

Lễ hội Điện Huệ Nam là một trong những hoạt động thuộc lễ hội mùa Thu trong khuôn khổ Festival Huế năm 2023. Lễ hội diễn ra nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Bài liên quan
  • Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Cầu mùa của người Cờ Lao
    Cầu mùa là một nghi lễ quan trọng của cộng đồng người Cờ Lao, xã Túng Sán, thể hiện ước nguyện cầu cho mùa vụ được mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, vật nuôi mau lớn, mùa màng bội thu, ước mong cuộc sống no đủ, gia đình được vạn sự bình an khỏe mạnh, mọi vật sinh sôi nảy nở, phát triển thịnh vượng...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc Lễ hội Điện Huệ Nam, di chuyển bằng thuyền rồng trên sông Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO