Cửa hàng may Đức Hạnh - Một thời ký ức của người Hà Nội

NSHN| 01/04/2021 08:08

Ở Hà Nội có nhiều người biết đến cái tên Đức Hạnh - một cửa hiệu chuyên bán và may đo quần áo cho trẻ em duy nhất còn sót lại từ thời Pháp ở phố Hàng Trống. Đây từng là cửa hàng yêu thích của người dân Thủ đô trong một giai đoạn dài, gian khó của đất nước.

Cửa hàng may Đức Hạnh - Một thời ký ức của người Hà Nội
Cửa hiệu ngày mới thành lập.

Khi còn là cô nữ sinh trường Đồng Khánh, bà Trần Thức Lễ đã say mê với nghề nữ công. Năm 1950, cùng với chồng là ông Nguyễn Văn Lãng, bà Lễ đã mở cửa hàng may Đức Hạnh với tâm huyết mang đến những sản phẩm tinh tế, chất lượng cho đối tượng duy nhất là trẻ em (từ sơ sinh đến 15 tuổi). Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhà may Đức Hạnh ở phố Hàng Trống vẫn là địa chỉ quen thuộc với người dân Hà Nội và các vùng lân cận.

Cửa hàng may Đức Hạnh - Một thời ký ức của người Hà Nội
Bà Trần Thức Lễ - người sáng lập thương hiệu Đức Hạnh và chồng bà, ông Nguyễn Văn Lãng.

Ngay từ những ngày mới ra đời, Đức Hạnh đã có uy tín và sớm đứng vững trên thương trường. Mỗi bộ quần áo Đức Hạnh đều chỉn chu, được lựa chọn cẩn thận từ chất vải, màu sắc, mẫu thêu đến những đường kim, mũi chỉ. Ngoài những kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với từng lứa tuổi thì nét đặc trưng nhất của quần áo Đức Hạnh là những mẫu thêu áp vải trang trí và thêu tay tỉ mỉ góp phần làm cho trang phục trở nên vô cùng xinh xắn và đáng yêu.

Năm 1960, theo chủ trương công tư hợp doanh, nhà may tư nhân Đức Hạnh đã sáp nhập với Công ty Bông vải sợi Hà Nội lập ra cửa hàng quốc doanh Đức Hạnh chuyên bán và may đo quần áo trẻ em do Công ty Bông vải sợi Hà Nội quản lý.

Với 5 cửa hàng liền nhau ở phố Hàng Trống và một tổ hợp may gồm gần 100 thợ may và máy may, 10 thợ kỹ thuật tạo mẫu, đã tạo ra những sản phẩm quần áo trẻ em mẫu mực, khiến cho Đức Hạnh trở thành niềm tự hào của Công ty Bông vải sợi Hà Nội lúc bấy giờ.

Vào nhà nước, bà Trần Thức Lễ đảm nhiệm khâu quan trọng nhất của sản phẩm - khâu kỹ thuật: Từ thiết kế, số đo đến chất lượng đường kim, mũi chỉ. Bà đã cống hiến toàn bộ tài năng, sức lực của mình, góp phần quan trọng vào sự hưng thịnh của công ty trong thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước.

Ngày ấy, mua được một bộ quần áo cho con ở cửa hàng Đức Hạnh là niềm mơ ước của biết bao gia đình. Các cửa hàng bách hóa cũng có bày bán ít đồ may sẵn nhưng rất ít kiểu cách để lựa chọn. Người ta hài lòng với Đức Hạnh ở chất lượng vải tốt, quần áo được may cẩn thận, chắc chắn, giá cả hợp lý và kiểu dáng có nét rất riêng, rất Hà Nội.

Cửa hàng may Đức Hạnh - Một thời ký ức của người Hà Nội
Mẫu nhí của Đức Hạnh.
Cửa hàng may Đức Hạnh - Một thời ký ức của người Hà Nội
Mẫu nhí trong trang phục Đức Hạnh.

Năm 1982, khi bà Lễ nghỉ hưu, lớp thợ lành nghề chuyên cắt may cho trẻ em của công ty cũng về hưu, Đức Hạnh không có người kế tục nên tan rã dần. Sản phẩm may Đức Hạnh dần biến mất trên thị trường. Nhiều người đi mua quần áo cho con, qua phố Hàng Trống chỉ biết ngẩn ngơ nhìn.

Nghỉ hưu nhưng với lòng yêu nghề và quý trẻ thơ nên bà Lễ vẫn khôi phục thương hiệu Đức Hạnh của gia đình. Năm 1991, bà thuê nhà ở 32 Hàng Trống (đến năm 2000) để mở lại cửa hàng. Sau đó chuyển về làm trong nhà ở ngõ 21 Hàng Trống.

Sinh thời, bà Trần Thức Lễ thường nói, điều quan trọng nhất để Đức Hạnh tồn tại là chữ tín: “Nếu nghề của tôi mà chỉ chạy theo lợi ích trước mắt, làm nhanh, làm ẩu để cùng một lúc làm ra nhiều sản phẩm, không chú ý đến thẩm mỹ, nâng cao chất lượng phục vụ thì e không tồn tại được”. Không một lúc nào Đức Hạnh bỏ qua điều này. Chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu nên cửa hàng luôn giữ được sự tin cậy, trân trọng của khách hàng.

Nhiều khách hàng nhí của Đức Hạnh ngày xưa vẫn nhớ mãi niềm vui, hãnh diện mỗi khi được mặc trên người chiếc áo đẹp. 50-70 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm vẫn tươi mới. “Mẹ may cho cái áo lạnh ở nhà may Đức Hạnh mặc gần 4 năm. Sau này khi vào Nam, chiếc áo ấy lại để cho cô em gái họ mặc, đường may chắc chắn đến khi bạc màu áo vẫn không bị đứt chỉ” - một khách hàng 6X tâm sự.

Xúc động hơn, có người viết: “U80 rồi. Một lần về, đi ngang Đức Hạnh nhớ tới hôm vợ chồng chở đứa con trai đầu lòng sinh năm 1967 ra may đo cho con một bộ quần yếm, áo sọc. Rồi mãi mấy tháng sau mới dành đủ tiền chụp được một pô ảnh cho con trong bộ quần áo ấy”...

Nhiều người vẫn nhớ bà Trần Thức Lễ, với một tấm lòng tâm huyết với nghề, yêu quý trẻ thơ: “Tuổi thơ của tôi cũng được mặc đồ may Đức Hạnh. Sau này, các con tôi cũng mặc đồ may của bà. Bà kiểu người xưa, rất kỹ tính, tỉ mỉ; bà may đo kỹ càng, tư vấn chỗ thêu trên áo như thế nào. Lên nhà bà đi cầu thang, lúc về bà còn dặn đi cẩn thận không ngã. Đã lâu rồi, chắc khoảng 15 năm nay không quay lại do các con đã lớn. Một ấn tượng đẹp về người Hà Nội xưa”...

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Cửa hàng may Đức Hạnh - Một thời ký ức của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO