Công tác quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Thủ đô

KTĐT| 21/11/2021 09:03

UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành và UBND các huyện có liên quan nhằm báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện năm 2021 Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình 05).

Tiến độ quy hoạch xây dựng vùng huyện còn chậm
Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, căn cứ 13 chỉ tiêu của Chương trình 05, Ban Chỉ đạo Chương trình 05 đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã được giao chủ trì chủ động triển khai các giải pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình. Đã chỉ đạo bước đầu tập trung xây dựng các cơ chế chính sách, đề xuất danh mục các đồ án quy hoạch, dự án, kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra.
Trong đó, đối với việc thực hiện quy hoạch phân khu đô thị (QHPK) tại đô thị trung tâm, trong 38 đồ án đã phê duyệt được 36 đồ án, chiếm tỷ lệ 94,7%, về diện tích chiếm 77,1% (55.200ha diện tích đất đô thị trung tâm), còn 2 đồ án chưa hoàn thành là QHPK đô thị sông Hồng và sông Đuống đã cơ bản thực hiện đầy đủ quy trình thẩm định, hiện đang xin ý kiến Bộ Xây dựng để hoàn chỉnh hồ sơ.
Đối với 31 QHPK vệ tinh thuộc 5 đô thị vệ tinh đang được tổ chức lập quy hoạch. Trong đó, Bộ Xây dựng đã có ý kiến, báo cáo UBND TP 6 đồ án thuộc QHPK đô thị Xuân Mai và QHPK đô thị Phú Xuyên; đang triển khai lập, báo cáo cấp thẩm quyền 25 nhiệm vụ QHPK (8 nhiệm vụ phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn, 13 nhiệm vụ phân khu đô thị vệ tinh Sơn Tây, 4 nhiệm vụ QHPK đô thị vệ tinh Hòa Lạc).
Cũng theo Giám đốc Sở QH-KT Nguyễn Trúc Anh, hiện tại, UBND các huyện đang tích cực hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch chung vùng huyện, gửi Sở QH-KT thẩm định, trình UBND TP phê duyệt. Tuy nhiên, nhìn chung tiến độ triển khai nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện còn chậm. Cụ thể, đến nay, mới có 11/14 huyện nộp hồ sơ đề nghị Sở QH-KT góp ý, 3 huyện chưa có hồ sơ gồm Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ.
Trong khi đó, theo Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Bùi Duy Cường, thực hiện Chương trình 05, Sở đã hoàn thành 18 nhiệm vụ như: Góp ý xây dựng Luật Đất đai, sắp xếp, kiện toàn lại Sở TN&MT; tổ chức thông qua quy hoạch sử dụng đất ở các huyện… 28 nhiệm vụ (22 nhiệm vụ chủ trì, 6 nhiệm vụ phối hợp) chưa hoàn thành, Sở sẽ tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện trong thời gian tới.“Đối với các nhiệm vụ còn lại, Sở TN&MT sẽ phấn đấu hoàn thành theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu của UBND TP” - ông Bùi Duy Cường cam kết.
Đối với công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết, trong năm qua, mặc dù thời tiết diễn biến khó lường, song dưới sự chỉ đạo của TP, các đơn vị có liên quan đã bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các tuyến đê tương ứng với mực nước lũ thiết kế; bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi ở mức thiết kế. Cháy lớn, cháy nghiêm trọng không quá 3% tổng số vụ cháy… đáp ứng các yêu cầu đề ra.
Rà soát, làm rõ những khó khăn vướng mắc
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 05 cho biết, các đơn vị cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ các báo cáo đã được trình bày, trong đó cần tập trung vào trách nhiệm của các sở, ngành và nội dung của các báo cáo. Trong đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, đối với công tác quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Thủ đô, hướng đến xây dựng Thủ đô Xanh… Đặc biệt, với vai  trò là đơn vị thường trực của Chương trình 05, Sở QH-KT cần phát huy vai trò thường trực, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ chính trị, yêu cầu các đơn vị chưa xây dựng được kế hoạch quy hoạch… sớm hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
“TP đã yêu cầu các đơn vị hoàn thành các kế hoạch theo từng mốc thời gian cụ thể, nếu chưa hoàn thành cần làm rõ lý do, biện pháp khắc phục” - Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Đối với quy hoạch 3 huyện bị chậm, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở QH-KT làm rõ tiến độ của lập QHPK, thời gian hoàn thành để kịp thời tháo gỡ những khó khăn nếu có, để đảo tiến độ đề ra.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị cần phân kỳ mục tiêu thực hiện cho từng giai đoạn để các chương trình bám sát, phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, đề nghị Sở QH-KT cần chiết suất, định hướng nghiên cứu, báo cáo lộ trình cụ thể để TP báo cáo với Bộ Chính trị, Thành ủy về các đồ án quy hoạch quan trọng của Thủ đô.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu các thành viên của Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các huyện, Công an TP… từ đó có ý kiến với các đơn vị liên quan có hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp, đôn đốc các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 13 chỉ tiêu của Chương trình, trong các tháng cuối năm 2021. Tập trung vào việc xây dựng cơ chế chính sách, đề xuất danh mục, nguồn vốn để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình, tập trung đẩy nhanh tiến độ năm 2022.

Trong 9 tháng đầu năm năm 2021, đã có hơn 572 tấn chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế được thu gom, xử lý đúng quy định; 30 cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 11 cụm công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng dự án hệ thống xử lý nước thải tập trung… Về sử dụng tài nguyên, 18/18 huyện, thị xã đã thành lập hội đồng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030; UBND các huyện, thị xã đang hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030. Trong năm, Sở TN&MT cũng kiểm tra 25 đoàn thanh, kiểm tra về đất đai, môi trường…

Giám đốc Sở TN&MT TP Bùi Duy Cường

(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Công tác quy hoạch cần phải tính toán kỹ lưỡng để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO