Văn hóa – Di sản

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

Hà Oai 13:08 22/12/2024

Đó là chủ đề Tọa đàm khoa học của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại TP Huế vào ngày 20/12. Tham dự có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.

mrh00967-copy.jpg
Tọa đàm khoa học “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương”.

Tại buổi Tọa đàm khoa học, TS. Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á và đến năm 2045 Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 30/11/2024 đã thông qua Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025… trong chiến lược lâu dài Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản… và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa (giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể)…

TS Phan Tiến Dũng đã tổng hợp một số kết quả nghiên cứu của các tác giả, cụ thể như PGS. TS. Đỗ Bang trong bài “Xây dựng thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng di sản cố đô và giá trị cảnh quan, nhân văn” cho rằng “Những giá trị vật chất, tinh thần, cảnh quan và nhân văn của thủ phủ - Kinh đô Huế nay được bảo lưu và trở thành tài sản độc đáo vô giá của dân tộc và được nhiều thế hệ gìn giữ, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác tiềm năng, được thử thách và khẳng định, để cho Huế tàng ẩn trong mình nhiều di sản văn hóa tầm nhân loại nhất. Huế ngày nay trở thành trung tâm văn hóa và du lịch đặc sắc mang tầm vóc thế giới”.

TS. Phan Thanh Hải trong bài “Một số thách thức đối với thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tư cách là một đô thị di sản” đã nêu một số khó khăn thách thức và đề xuất một số giải pháp để khắc phục và giải quyết. Tác giả cho rằng “Điều đáng nói là thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa trên nền tảng của văn hóa, di sản để phát triển, và phát triển theo mô hình một “đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”. Rõ ràng đây là một sự lựa chọn đúng đắn và Huế đang có cơ hội rất lớn đất phát triển mà vẫn bảo vệ được bản sắc độc đáo của mình. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình Đô thị di sản để phát triển, Huế sẽ gặp rất nhiều khó khăn thách thức phải vượt qua”.

Tham luận của TS. Huỳnh Thị Anh Vân “Giá trị cảnh quan văn hóa - đô thị lịch sử ở Huế và những vấn đề đặt ra” có ý kiến “cảnh quan (văn hóa và đô thị lịch sử) là những thành tố quan trọng cấu thành nên đô thị Huế ngày nay mà cốt lõi là Quần thể di tích cố đô Huế với những giá trị nổi bật toàn cầu đã được thế giới công nhận. Để gìn giữ và phát huy tốt những tiềm năng văn hóa này cần có sự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc và toàn diện về ý nghĩa và giá trị của nguồn tài nguyên từ góc độ cảnh quan văn hóa - cảnh quan đô thị lịch sử của Huế”.

“Những đặc điểm về kiến trúc cảnh quan trên một phạm vi rộng của Huế cũng cần một hành lang pháp lý phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế song song với việc bảo tồn cảnh quan thông qua việc xác định những không gian văn hóa - sáng tạo phù hợp với từng khu vực, trong đó đặc biệt chú trọng vai trò chủ thể của người dân địa phương, gắn mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa - lịch sử của di sản nhằm đảm bảo sự phát triển vẫn được tiếp diễn trong tầm kiểm soát và mang tính bền vững cho các thế hệ tương lai”.

TS. Phạm Mạnh Hùng và ThS. Nguyễn Văn Thái trong bài “Quy hoạch đô thị di sản Huế trong tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương” cho rằng “Huế cần giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn giá trị di sản văn hóa với quá trình phát triển đô thị. Giữa việc phát triển du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa và thu hút đầu tư phát triển kinh tế, và mâu thuẫn trong việc lựa chọn phát triển các ngành kinh tế công nghiệp tạo giá trị gia tăng và nguồn thu ngân sách lớn nhưng đồng thời phải sử dụng công nghệ cao, sạch phù hợp với đô thị có đặc thù về di sản, phát triển du lịch”.

z5924956186856_0baf6c26afdc12c307ee05d205230048.jpg
Đô thị di sản Thừa Thiên Huế.

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách thức phát triển của TP Huế, trong đó tập trung nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị di sản, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và nâng cấp cơ sở dịch vụ, thiết chế văn hóa theo hướng đồng bộ, xứng tầm.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Lễ Xên Đông của người Thái là Di sản văn hóa quốc gia
    Lễ Xên Đông (Cúng rừng) là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng điển hình của đồng bào Thái, được cộng đồng người Thái ở khu vực lòng chảo Mường Lò trao truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là niềm tự hào to lớn không chỉ của đồng bào Thái Nghĩa Lộ mà còn của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
  • Những tác phẩm trở thành "Bảo vật quốc gia" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới. Người suốt đời phấn đấu hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Người đã được UNESCO vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá lớn. Trong toàn bộ di sản tư tưởng, tinh thần mà Người để lại cho dân tộc, có nhiều tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu những sự kiện quan trọng, gắn với những bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong số đó, có 5 di sản đã được công nhận là bảo vật quốc gia: gồm Đường Kách mệnh, Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước và bản Di chúc. Các tác phẩm tiêu biểu được xếp hạng bảo vật quốc gia cũng như toàn bộ di sản của Người đều tỏ rõ những tư tưởng, tình cảm, phương pháp, hành động cách mạng mà Người muốn thể hiện và để lại cho các thế hệ mai sau, để tất cả chúng ta mãi mãi học tập và làm theo.
  • Nghề chế biến yến sào trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định đưa "Tri thức khai thác, chế biến yến sào Khánh Hòa" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề làm muối Sa Huỳnh (thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội
    Tối 14/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ đã diễn ra Chương trình biểu diễn “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền thống Thăng Long – Hà Nội năm 2024” do Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội tổ chức.
  • Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Bộ VHTT&DL vừa có Quyết định số 3986/QĐ-BVHTTDL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội Đền Thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người”
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như. Tập thơ là tài liệu hữu ích trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần vào việc hiện thực hóa những di sản tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
  • Những tác phẩm trở thành "Bảo vật quốc gia" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới. Người suốt đời phấn đấu hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Người đã được UNESCO vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá lớn. Trong toàn bộ di sản tư tưởng, tinh thần mà Người để lại cho dân tộc, có nhiều tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu những sự kiện quan trọng, gắn với những bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong số đó, có 5 di sản đã được công nhận là bảo vật quốc gia: gồm Đường Kách mệnh, Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước và bản Di chúc. Các tác phẩm tiêu biểu được xếp hạng bảo vật quốc gia cũng như toàn bộ di sản của Người đều tỏ rõ những tư tưởng, tình cảm, phương pháp, hành động cách mạng mà Người muốn thể hiện và để lại cho các thế hệ mai sau, để tất cả chúng ta mãi mãi học tập và làm theo.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Giữ màu xanh
    Mùa hè này chị có về với tụi em không? Mấy đứa tới trường, mà chúng chẳng có dép, với cả quần áo cũng không. Tụi nó mong có đồ để được đến lớp. Và mong nhất là được gặp chị đó.
  • Bộ GD&ĐT kiểm tra đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Thừa Thiên Huế
    Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc kiểm tra công nhận kết quả công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
  • Miền Bắc giá rét, trời hửng nắng
    Hôm nay (22/12), miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO