Sự kiện & Bình luận

Quốc hội tán thành, TP Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Hà Oai 19:18 30/11/2024

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết với tỷ lệ 95,62% phiếu tán thành và thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Thừa Thiên Huế thực hiện Kết luận 48 và Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị

Trong lịch sử dựng nước và phát triển, Thừa Thiên Huế luôn giữ một vai trò vị thế đặc biệt đối với dân tộc và đất nước Việt Nam. Ngày nay Thừa Thiên Huế là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây, một trong những trung tâm lớn về văn hoá, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu và là một cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung, nơi có vị trí trọng điểm về quốc phòng - an ninh của cả nước.

z6082824521567_91a81721bd6d6a67a32a7ec73ea3bd22.jpg
Quốc hội biểu quyết tán thành thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ 95,62%.

Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là địa phương duy nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế. Với vai trò và vị thế của vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá, năm 1996 tỉnh Thừa Thiên Huế đã trình Quốc hội xem xét việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương nhưng do chưa hội tụ đủ các điều kiện nên chưa được thông qua.

Từ đó đến nay, Bộ Chính trị đã 4 lần ban hành các văn bản là Kết luận số 48 ngày 25/5/2009, Thông báo số 175 ngày 1/8/2014, Nghị quyết 26 ngày 3/11/2022 và đặc biệt là sau buổi làm việc vào ngày 15/11/2019 tại trụ sở Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhấn mạnh đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Ngày 13/9/2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Theo đó, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí khát vọng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, tạo động lực để Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế trong thời kỳ mới góp phần hiện thực hóa các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, nhất là Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 28/9/2024, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến về Tờ trình số 495/TTr-CP ngày 20/9/2024 của Chính phủ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nội dung cơ bản của đề án và tán thành sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương với các lý do và cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn như đã nêu trong tờ trình và đề án của Chính phủ.

468774482_878048667832054_6358775823014762352_n.jpg
Trung tâm TP Huế.

Sau 15 năm thực hiện Kết luận 48 và gần 05 năm thực hiện Nghị quyết 54 với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, tinh thần Kết luận, Nghị quyết của Bộ Chính trị đã được hiện thực hóa, đi vào cuộc sống và tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đưa đời sông nhân dân ngày càng đi lên và bộ mặt đô thị ngày càng phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với Huế.

Xây dựng Huế hướng đến trở thành một trung tâm kinh tế và văn hóa của Việt Nam, một xứ sở bình yên và đáng sống

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết, việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ những năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề án được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đặc biệt là Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mô hình đô thị Huế theo hướng di sản, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường đã hình thành, phát triển được các trung tâm về văn hóa du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực và cả nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đạt được nhiều kết quả quan trọng, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, môi trường, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh được giữ vững…

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế sẽ tạo động lực và sức mạnh mới để đóng góp vào sự phát triển của Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung góp phần thực hiện chiến lược phát triển đô thị Quốc gia. Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của các chuyên gia, các Ban, bộ ngành Trung ương, đã làm rõ những căn cứ pháp lý, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và đề ra các phương án cụ thể sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chín, các định hướng quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan được cấp thẩm quyền phê duyệt, giúp thành phố Huế trực thuộc Trung ương thiết lập bộ máy quản lý hành chính phù hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Và hôm nay (30/11), hành trình đã đến đích, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đây là thành quả có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ mở ra cơ hội để Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ hơn với việc sẽ được tự chủ hơn về ngân sách tài chính, được thụ hưởng chính sách đặc thù hướng đến một trung tâm kinh tế - văn hóa của Việt Nam.

dji_0726.jpg
Kinh thành Huế.

Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ giúp một Cố đô Huế di sản khẳng định vững chắc vị thế mà còn giúp vị thế của người dân Huế được nâng lên. Dù mô hình phát triển thành phố có thay đổi thì việc cải thiện đời sống cho người dân vẫn là điều quan trọng nhất. Xây dựng Huế trở thành một xứ sở bình yên, đáng sống, một quê hương hạnh phúc là ước vọng của lãnh đạo nhiều thế hệ và của cả các tầng lớp nhân dân.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội tán thành, TP Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO