Ngắm vẻ đẹp bình yên của các điểm du lịch xung quanh TP Huế

KTĐT| 25/03/2022 10:02

Đại Nội Huế - Kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền, Nhà thờ Phủ Cam hay làng hương Thuỷ Xuân... là những điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách mỗi khi đến với TP Huế.

Từ ngày 15/3, Việt Nam đã mở cửa du lịch đón khách quốc tế.Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch để tận dụng tốt thời cơ mở lại thị trường khách quốc tế.
Từ ngày 15/3, Việt Nam đã mở cửa du lịch đón khách quốc tế. Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch để tận dụng tốt thời cơ mở lại thị trường khách quốc tế.
Để quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới. Khách du lịch đến với TP Huế không thể bỏ qua không gianKhu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế.
Để quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới. Khách du lịch đến với TP Huế không thể bỏ qua không gian Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế.
Không gian nàynằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.
Không gian này nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.
Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế luôn là điểm
Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế luôn là điểm "check in" thu hút khách du lịch mỗi khi đến.
Nhiều khách du lịch cho biết, niềm vui khi đến với TP Huế là được thăm quan cố đô cũng như lưu lại khoảnh khắc với tà áo dài truyền thống của Việt Nam.
Nhiều khách du lịch cho biết, niềm vui khi đến với TP Huế là được thăm quan cố đô cũng như lưu lại khoảnh khắc với tà áo dài truyền thống của Việt Nam.
"Trước khi đến với Huế, tôi đã liên tưởng đến những nét đẹp cổ kính của Đại Nội Huế và lên ngay ý định để chụp ảnh với áo dài. Việc mặc những bộ áo dài tạo nên vẻ đẹp của người Việt" - một du khách từ Bình Thuận chia sẻ.
Cầu Trường Tiền cũng là nơi không thể bỏ qua, đây là biểu tượng của cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước.Cầu nằm ngay trung tâm TP, nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây với tổng chiều dài 402,60m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Cầu Trường Tiền cũng là nơi không thể bỏ qua, đây là biểu tượng của cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước. Cầu nằm ngay trung tâm TP, nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây với tổng chiều dài 402,60m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Dọc theo bờ sông Hương về phía Tây cách TP Huế khoảng 5km, khách du lịch có thể đến với chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ,tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê - thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long.Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này.
Dọc theo bờ sông Hương về phía Tây cách TP Huế khoảng 5km, khách du lịch có thể đến với chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê - thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long. Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này.
Ngắm vẻ đẹp bình yên của các điểm du lịch xung quanh TP Huế - Ảnh 1Nhà thờ Phủ Cam (có địa chỉ tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP Huế) là một trong những địa danh nổi tiếng xứ cố đô với tuổi đời gần 400 năm, sở hữu lối kiến trúc phương Tây đầy cổ kính. 
Nhà thờ Phủ Cam ngày càng được nhiều người biết tới và đã trở thành điểm check-in với vẻ đẹp tựa trời Âu.
Nhà thờ Phủ Cam ngày càng được nhiều người biết tới và đã trở thành điểm check-in với vẻ đẹp tựa trời Âu.
Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc - hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên.
Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc - hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. 
Một địa điểm khác không thể không đến tại Thừa Thiên - Huế làlàng hương Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế). Theo như ghi nhận, dohoạt động du lịch mới mở cửa trở lại, song lượng khách đến tham quan làng hương chưa đông, chủ yếu là giới trẻ đến
Một địa điểm khác không thể không đến tại Thừa Thiên - Huế là làng hương Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế). Theo như ghi nhận, do hoạt động du lịch mới mở cửa trở lại, song lượng khách đến tham quan làng hương chưa đông, chủ yếu là giới trẻ đến "check in".
Anh Đồng Quyết Thắng (Đống Đa, Hà Nội), dù đã có lần đến với TP Huế nhưng đều lỡ hẹn với làng hương Thủy Xuân và quyết tâm trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19:
Anh Đồng Quyết Thắng (Đống Đa, Hà Nội), dù đã có lần đến với TP Huế nhưng đều lỡ hẹn với làng hương Thủy Xuân và quyết tâm trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: "Ngoài những địa điểm tại khu trung tâm TP Huế, làng hương là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong đó chủ yếu là giới trẻ đến chụp ảnh".
Theo lời kể của những nghệ nhân tại đây, nghề làm hương đã xuất hiện tại đây từ khoảng từ 700 năm trước dưới thời nhà Nguyễn. Đây là nơi cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân.
Theo lời kể của những nghệ nhân tại đây, nghề làm hương đã xuất hiện tại đây từ khoảng từ 700 năm trước dưới thời nhà Nguyễn.  Đây là nơi cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. 
Các sản phẩm hương, trầm ở làng rất đa dạng với các mức giá khác nhau. Trong đó, hương trầm có giá khoảng 80.000 - 200.000 đồng/bó; hương quế có giá khoảng 40.000 đồng/bó và nụ trầm có giá khoảng 50.000 - 600.000 đồng/hộp.
Các sản phẩm hương, trầm ở làng rất đa dạng với các mức giá khác nhau. Trong đó, hương trầm có giá khoảng 80.000 - 200.000 đồng/bó; hương quế có giá khoảng 40.000 đồng/bó và nụ trầm có giá khoảng 50.000 - 600.000 đồng/hộp. "Các sản phẩm ở làng hương không chỉ cung cấp cho các chợ địa phương như chợ Đông Ba, chợ An Cựu… mà còn được xuất đi nhiều tỉnh thành với các phân khúc sản phẩm khác nhau" - một chủ gian hương cho biết.
Việc mở cửa đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch trong điều kiện bình thường mới là cơ hội để phát triển tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc biệt khi đây là nơi có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Việc mở cửa đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch trong điều kiện bình thường mới là cơ hội để phát triển tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc biệt khi đây là nơi có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Ngắm vẻ đẹp bình yên của các điểm du lịch xung quanh TP Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO