Tác giả - tác phẩm

Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”

Hà Oai 25/11/2024 09:44

Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.

z6064629317074_40bc062a6244565f7fd1fd2fcb3a9752.jpg
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế Hồ Đăng Thanh Ngọc (thứ 3 từ trái sang) tặng hoa cho các tác giả ấn phẩm “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”.

Ngày 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao TP Huế Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”. Đến dự Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế và các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, giảng viên, học sinh sinh viên tại Huế.

Ấn phẩm “100 năm văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920-2020) - Một góc nhìn” do nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong - Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyên giảng viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học Huế làm chủ biên cùng các tác giả tham gia biên soạn Ths. Phạm Phú Uyên Châu, TS. Trần Thị Vân Dung, TS. Nguyễn Văn Hùng, TS. Phan Trọng Hoàng Linh, ThS. Nguyễn Thị Thu Sương, TS. Lê Văn Thi thực hiện và nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Sách Chương 1 - Những năm đầu văn học quốc ngữ (1920-1945), Chương 2 - Văn học hai cuộc kháng chiến (1945-1975), Chương 3 - Văn học thời hòa bình, thống nhất và đổi mới (1975-2020).

z6064629075249_212ad001ff0bfe9b50ef2bfd0fcc5cc7.jpg
Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong phát biểu tại buổi ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”.

Ấn phẩm đã ghi nhận những thành tựu 100 năm qua của văn học quốc ngữ xứ Huế từ Đạm Phương Nữ sử rồi đến Lê Cương Phụng, Cung Giũ Nguyên, Đào Đăng Vỹ, Bửu Đình… cho đến sau này qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động của đất nước và của Huế. Sách “100 năm văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920-2020) - Một góc nhìn” các tác giả muốn nhìn lại tròn 100 năm văn học xứ Huế với mong mỏi hướng tới sự phát triển mạnh mẽ hơn (sau 1920 văn học Hán Nôm vẫn còn tồn tại với những sáng tác của Ưng Bình, Nguyễn Khoa Vi, Thượng Tân Thị, Nguyễn Đôn Du, Hòa thượng Bích Phong... nhưng dòng chảy đang cạn dần và đang trên đà tàn lụi).

Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cho biết, “chúng tôi đã nỗ lực hết sức nhưng chỉ giới hạn trong một góc nhìn có ý nghĩa khái quát mà chưa thể với tới một cách bao quát hết được bởi còn có quá nhiều hiện tượng, các sự kiện văn học, các tác giả tác phẩm cũng như sự tác động liên tục không ngừng và mạnh mẽ của dòng chảy văn học xứ Huế vào đời sống tinh thần xã hội. Chúng tôi mong có dịp quay lại vấn đề này và cũng xin mong chờ các đồng nghiệp, những nhà nghiên cứu có uy tín cùng hưởng ứng với tấm lòng ngưỡng vọng di sản văn học đồ sộ của xứ Huế”.

z6064629104015_05ad0077a9f1b6fd175540846e9d3044.jpg
Chụp ảnh kỷ niệm tại buổi ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”.

Ấn phẩm “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” là công trình chào mừng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và góp “một góc nhìn” với tấm lòng ngưỡng vọng di sản văn học đồ sộ của xứ Huế./.

z6064629104015_05ad0077a9f1b6fd175540846e9d3044.jpg
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • "Lời từ biệt bầu trời" – Tự sự của một cựu tiếp viên hàng không
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Lời từ biệt bầu trời" của tác giả Đinh Lê Hương – cựu tiếp viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Cuốn tự truyện mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề tiếp viên hàng không qua góc nhìn của người trong cuộc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO