Tản văn

Cây đàn của ông

Đào Phương Linh (Lớp 4A3, Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội) 22/08/2023 21:12

Trước mắt tôi bây giờ là căn nhà với mảnh vườn rộng lớn ngập tràn tiếng chim hót ríu rít trong tán cây xanh mơn mởn. Tôi bước vào nhà, thấy ông đang thư thái trên chiếc ghế gỗ quen thuộc và nhâm nhi chén trà chiều.

“Đến nơi rồi!” – Mẹ nói khi vừa thấy cánh cửa sắt cũ kĩ nhà ông rồi nhẹ nhàng xuống xe, nhấc chiếc va li màu xanh lam của tôi đặt xuống đất. Bố tôi thì khệ nệ xách những túi lớn nhỏ vào khoảng sân rợp bóng cây. Mùa hè này, tôi được về với ông một tuần.

Trước mắt tôi bây giờ là căn nhà với mảnh vườn rộng lớn ngập tràn tiếng chim hót ríu rít trong tán cây xanh mơn mởn. Tôi bước vào nhà, thấy ông đang thư thái trên chiếc ghế gỗ quen thuộc và nhâm nhi chén trà chiều.

“Con chào ông!”

Tôi chạy lại và nói khẽ vì sợ ông giật mình. Trong lúc bố mẹ còn bận sắp xếp đồ đạc, tôi đã chạy ra sân, hớn hở ngắm nghía từng chú chim đủ màu đang nhảy nhót. Ở quê thật tuyệt! Khác xa với sự ồn ào của thành phố, tôi có thể nghe được cả tiếng gió nhè nhẹ thổi, tiếng lay động của từng kẽ lá khi có chú dế nhỏ ghé thăm. Cơn gió mát mẻ hiếm thấy giữa mùa hạ này có thể khiến tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Dạo chơi một lúc mắt đã díp lại, tôi leo ngay lên chiếc võng ông mắc giữa hai cây xoài rồi ngủ say sưa. Đến khi tôi tỉnh dậy thì bố mẹ đã về, chỉ còn tôi ở lại với ông.

Trở vào nhà, tôi lại chú ý đến cây đàn cũ trên nóc tủ mà đứng ngắm mãi, chẳng để ý ông đã đứng ngay sau lưng.

“Cháu đang xem cây đàn đó à?” - Ông hỏi tôi bằng giọng trầm ấm.

“Dạ... vâng. Cháu thấy nó đẹp quá! Ông kéo một bản cho cháu nghe nhé!”

Ông cười nhưng lắc đầu khe khẽ, trên gương mặt thoáng nỗi buồn.

Rồi ông kể cho tôi nghe về thời trẻ của ông, về bà và về cây vĩ cầm ấy. Hóa ra hồi trẻ ông rất mê đàn nhưng với hoàn cảnh lúc đó thì cây đàn là một thứ xa xỉ. Vì ông, bà đã cực nhọc tích góp, dành dụm để mua tặng ông. Ngày đi lên thị trấn xem đàn, ông bà gặp tai nạn rồi bà không qua khỏi. Cây đàn trở thành kỉ niệm buồn của ông.

“Cháu sẽ thử tưởng tượng tiếng đàn của ông…”

Nghe ông kể, tôi cũng buồn lắm. Sau bữa tối, tôi đi ngủ ngay vì hơi mệt.

Sáng sớm hôm sau, khi những tia nắng bắt đầu chiếu qua cửa sổ, đánh thức tôi không phải tiếng xe cộ xôn xao hay tiếng đồng hồ báo thức mà chính là tiếng đàn du dương êm ái đang len lỏi qua từng tấm vách gỗ của căn nhà. Tiếng đàn êm dịu như một lời ca da diết khiến tôi say mê, đắm chìm vào từng nhịp. Tôi nhẹ nhàng bước xuống cầu thang như sợ tiếng động của mình sẽ làm tiếng đàn kì diệu kia vụt tắt. Xuống đến nơi, tôi ngỡ ngàng khi thấy ông đang say sưa hòa mình vào tiếng nhạc. Ánh nắng vàng dịu lặng lẽ chảy trên vai ông, tôi bỗng nghĩ đó là vòng tay của bà. Chậu hoa trên bếp bừng tỉnh giấc và cũng rung rinh nhảy múa cùng âm thanh tuyệt diệu đó. Tôi không biết vì tình yêu của ông đối với cây đàn hay do đôi bàn tay điệu nghệ đã tạo nên bản nhạc đang bay lượn khắp căn nhà nhỏ này.

Bỗng ông dừng lại và nhìn tôi nở nụ cười. Ông từ từ đặt cây đàn gỗ xuống rồi bước đến nắm tay tôi, dẫn tôi ra vườn. Ông trầm ngâm nhìn lên bầu trời xanh thẳm với những cụm mây trôi bồng bềnh. Rồi ông quay sang bảo tôi, vẫn bằng giọng trầm ấm:

“Cảm ơn cháu đã mang lại tiếng đàn cho ông.”

Bài liên quan
  • Nơi gió được sinh ra
    Gió không về với nhân gian mà dạo chơi nữa. Trưa, nắng gắt gao nở một nụ cười bí hiểm. Yên gió, hàng cây đứng lặng ngả bóng vào nhau. Lá rơm rớm giọt sầu gục xuống. Phố thấp thoáng những bóng người chạy trốn, bịt kín khuôn mặt. Từng luồng bụi vẫn bay lơ lửng trên không trung, biến hình mờ ảo bám vào nóc nhà, khe cửa, vấn vít hàng quán, vỉa hè, lối người qua lại. Tôi chạy vội về với cánh đồng trong cơn mơ, gió yên lặng ngả xuống vai mình.
(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Cây đàn của ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO