Bún mắm Sài Gòn

Kim Thoa (T/h)| 08/11/2022 11:28

Món ăn này vốn có xuất xứ từ Camphuchia sau đó được lan truyền sang miền Tây Nam Bộ và trở thành món ăn đặc sản của miền Tây, món ăn được phổ biến của miền Nam. Bún mắm ở Việt Nam được nấu bằng mắm cá Linh hoặc cá Sặc thay vì mắm Bù Hốc như nguồn gốc ở Camphuchia.

bun-mam-sai-gon-3(1).jpg

Chính vì vậy, khi du nhập vào nước ta, bún mắm đã mang một hương vị hoàn toàn khác, mang một đặc trưng riêng của miền Tây. Ở Việt Nam bún mắm thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Nên miền Tây được thừa hưởng bí quyết nấu bún mắm từ lâu đời và hương vị không lẫn vào đâu được. Trước đây, chúng ta muốn thưởng thức một tô bún mắm đúng nghĩ, đúng vị và đúng chất. Chúng ta sẽ phải thong dong xuống tận miền Tây để thưởng thức món bún mắm chính hiệu. Nhưng ở Sài Gòn thì không món ăn nào là không có. 

Bún mắm được chế biến từ con mắm cái, nấu cho rã thịt, lược lấy phần nước trong, nêm ít gia vị cho vừa miệng. Ăn kèm là bún tươi và các loại rau có trong vườn như rau đắng, cọng bông súng... Thỉnh thoảng, khi đãi khách phương xa, tô bún mắm lại được điểm xuyết thêm vài con tôm, lát cá. Khi du nhập vào Sài Gòn, món ăn được kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt heo quay, mực... làm cho bát bún mắm trở nên hấp dẫn hơn. Món bún mắm còn được ăn kèm với rau sống như rau muống chẻ ngọn, bắp chuối thái nhỏ, giá đỗ hoặc rau diếp cá.

bun.jpg

Một số quán bún mắm ở Sài Gòn:

Bún mắm 144 (quận 4)

Với thâm niên hơn 20 năm ở Sài Gòn, rất nổi tiếng và thu hút thực khách. Điểm đặc biệt mà thu hút thực khách có lẽ là do nước lèo hấp dẫn có mùi thơm đặc trưng, kết hợp với tôm, mực, thịt heo quay, cá lóc và các loại rau sống, ớt,… tạo nên một cảm giác hài hòa không thể cưỡng lại.

Bún mắm cô Ba (264 Hòa Bình, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú)

Một tô bún mắm ở đây thu hấp thực khách từ hương vị cho đến chất lượng. Nước dùng thơm ngon và đậm đà, vị mắm đặc trưng miền Tây mà không quá mặn nên những ai thưởng thức lần đầu đều cảm thấy hài lòng. Đặc biệt, tô bún rất đầy đặn và nhiều màu sắc bởi mực, tôm, thịt quay, chả cá và cà muối. Miếng mực to, sần sật, thịt quay mềm và chả cá giòn. Thêm nữa còn có 1 miếng cá lóc và 1 quả ớt cá.

Bún mắm chợ Bàn Cờ 

Một trong những quán bún mắm Sài Gòn rất nổi tiếng là bún mắm chợ Bàn Cờ. Quán nằm ngay tại vị trí đầu số 666 Nguyễn Đình Chiểu nên khá dễ tìm. Đây là điểm đến quen thuộc của nhiều bạn trẻ Sài Gòn hiện nay. Tô bún mắm có đầy đủ topping như thịt heo quay, tôm, mực, chả cá, chả lụa. Hương vị mắm khá đậm đà nhưng không bị mặn, ăn thơm mùi mắm đặc trưng. Heo quay cũng nhiều, miếng dày dày ăn “siêu đã”, tôm, mực thì tươi và dai thịt.

Bún mắm Phan Bội Châu 

Nằm đối diện chợ Cửa Đông, quán bún mắm Phan Bội Châu khá được lòng giới sành ăn Sài Gòn với tuổi đời gần 50 năm. Cũng chính vì thế quán lúc nào cũng đông khách ra vào tấp nập. Tô bún mắm nhỏ nhỏ nhưng đầy đủ các loại hải sản như tôm, chả cá, cá lọc và lát mực giòn tan. Càng thêm thú vị hơn khi ăn kèm với bắp chuối, kèo nèo, bông súng, rau đắng. Đặc biệt nhất vẫn là chén mắm me mằn mặn, chua chua như sự kết hợp không thể thiếu của món bún ở đây. Tất cả như kết hợp hoàn hảo để định vị nên thương hiệu bún mắm rất riêng này.

Bún mắm Bạc Liêu 

Nằm ngay 78 Trần Nhân Tông, quận 10 được biết đến là một quán ăn dân dã nhất từ hương vị đến cách bày trí quán. Không gian quán sạch sẽ và thoáng mát. Tô bún mang những vị truyền thống là cá, tôm và chả cá nhưng nước dùng ngọt thanh và khá vừa với mọi khẩu vị. Nguyên liệu lúc nào cũng tươi ngon và nóng hổi. Và điểm lưu ý là quán chỉ mở cửa từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối.

Bài liên quan
  • Xôi ngon Hà Nội
    Xôi từ lâu đã trở thành thức quà nếp ngon lành được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Bạn đã bao giờ đến phố cổ Hà Nội thưởng thưởng thức món xôi chưa?
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025
    Ngày 31/3, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
Đừng bỏ lỡ
Bún mắm Sài Gòn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO