Sấu dầm đường - đặc sản trứ danh của Hà Nội

Kim Thoa| 05/11/2022 18:51

Từ lâu, sấu dầm đã trở thành một loại đặc sản trứ danh của Hà Nội. Đối với người dân đất Kinh Kỳ, sấu là người bạn thân thiết và có mặt trong đời sống sinh hoạt thường nhật, không bao giờ thiếu vắng.

sau.jpg

Từ lâu sấu đã là một phần trong cuộc sống người dân Hà Nội, sấu là một món đồ ăn, gia giảm thêm mùi vị cho ẩm thực miền Bắc. Trái sấu xanh tròn nho nhỏ là món quà không thể thiếu trong hành lý của những người dân Bắc mỗi lần vào Nam hay đi tứ xứ dịp tháng 6-7 hằng năm.

Quả sấu  xuất hiện nhiều trên những mẹt gánh rong khu phố cổ vào cuối hè đầu thu. Nếu sấu xanh có vị chua được dùng để nấu canh, om vịt thì sấu chín vàng lại mang vị ngọt nhẹ, trở thành một món ăn vặt của thực khách.

aac40139f0542ee790c16c8417281c9b.jpg

Do có vị chua mát nên sấu được "ưu ái" trong việc chế biến ra nhiều món ăn, khi thì dùng để nấu canh chua thịt nạc, canh sườn; khi thì dùng để nấu canh cá, canh hến hoặc hấp dẫn hơn là món vịt om sấu ngon trứ danh. Mùa hè oi bức, chỉ cần nghĩ tới cốc nước sấu mát lạnh hay giản dị là bát canh rau muống dầm vài quả sấu con con đã đủ khiến nhiều người mãn nguyện. 

Sấu là loại cây đặc trưng của miền Bắc nhưng dường như chỉ có ở Hà Nội và những đầu bếp tài hoa nơi đây mới chế biến ra nhiều món ăn độc đáo và ngon miệng đến thế. Cũng bởi thế, hầu như bất kỳ du khách nào tới Thủ đô cũng muốn mang về làm quà một số đặc sản làm từ sấu Hà Nội. 

Việc chọn lựa những quả sấu ngon không phải là điều dễ dàng. Sấu phải được thu nhặt từ những gốc cổ thụ trên phố Phan Đình Phùng, Tràng Thi…Quả chín có vỏ xù xì cùng màu vàng óng tựa như mùa thu Hà Nội mới chớm.

Không chua ngắt như sấu xanh, sấu chín mang vị chua dịu và thanh mát. Nhưng chỉ từng ấy miêu tả về sấu chín là chưa thể nói lên sự xuất sắc của thứ quà “tinh hoa ẩm thực Hà Nội”.

sau1(1).jpg
Sấu chín dầm Hà Nội được coi là “thức quà của thời gian”

Món ăn phổ biến nhất từ sấu chín mùa thu là sấu dầm, hoặc đơn giản hơn, nhiều người thưởng thức sấu chín gọt vỏ chấm muối không cần qua chế biến. Vị sấu chua chua nơi đầu lưỡi là điều nhiều người nhớ về khi nhớ mùa thu Hà Nội.

Sấu chín dầm Hà Nội được coi là “thức quà của thời gian”. Ngon là thế, hấp dẫn là thế nhưng sấu chín dầm Hà Nội thường chỉ xuất hiện trong 2-3 tuần đầu thu. Khác với món sấu ngâm đường, sấu dầm không ngọt và vẫn giữ được vị chua đặc trưng, nhất là khi ăn vào hạt sấu. Lớp vỏ ngoài ngấm gia vị nhưng khi ăn vẫn thấy rất giòn. Càng để lâu thì lớp vỏ sẽ càng ngấm đường nên sẽ thêm ngọt và mềm hơn.

Thu Hà Nội luôn phải có sấu chín, bởi nếu không còn bóng dáng của những người bê mẹt sấu chín đi bán trên phố, cùng hương thơm của những quả sấu lẫn khuất vào trong gió heo may se lạnh thì mùa Thu sẽ bớt đi nét thi vị như vốn có của nó...

Bài liên quan
  • Nhà hàng Khanh Đông - Lựa chọn lý tưởng cho những món ăn đồng quê
    Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km, nằm ven sông Hồng, giáp ranh xã Trung Châu, xã Hồng Hà - huyện Đan Phượng, nhà hàng Khanh Đông là nơi hội tụ của nhiều món ăn đồng quê, giữ được những văn hoá dân tộc dân dã, giản dị nhưng lại luôn làm hài lòng đến cả những thực khách khó tính nhất.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Sấu dầm đường - đặc sản trứ danh của Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO