Lý luận - phê bình

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Văn Cao

T. Trang 16/11/2023 07:31

Ngày 15-11, tại Hà Nội, Trung tâm UNESCO mỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh danh nhân văn hóa Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023) và hội thảo về thân thế, sự nghiệp Văn Cao.

hoi-thao-van-cao.jpeg
Hội thảo vể thân thế và Sự nghiệp Văn Cao.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, đại diện gia đình nhạc sĩ Văn Cao, phân tích di sản tinh hoa về âm nhạc, thơ ca và hội họa của Văn Cao để lại cho đời, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa và nghệ thuật mới cho nước nhà.

Phát biểu khai mạc, Nhà báo Trần Văn Mạnh cho biết, lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Danh nhân Văn hóa Văn Cao (15/11/1923 – 15/11/2023) và Hội thảo về thân thế sự nghiệp của Văn Cao là chương trình tôn vinh cố nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ Văn Cao; vinh danh và đánh giá những cống hiến của Văn Cao qua nhiều bài tham luận, nhiều bài tập hợp tư liệu quý báu.

Nhạc sĩ Văn Cao – Người đi để lại thương nhớ ngân xa cùng Đàn chim Việt bay mãi trên bầu trời tự do, hòa bình và bác ái – Nhà thơ Văn Cao đã để lại cả mùa Lá xanh của Xuân, cùng hoa cúc vàng của Thu như các hợp âm lãng mạn nhất, hào hùng nhất mà cả đời ông đã tích lũy được. Họa sĩ Văn Cao đã để lại một số tác phẩm sơn dầu ở một số bảo tàng, để lại một cá tính minh họa sách báo, sân khấu, điện ảnh mà hậu thế có thể gọi là “Nghệ thuật đa năng” với nhiều bài viết của các họa sĩ đã đánh giá ông là cây bút khởi sắc cho nền minh họa siêu thực Văn Cao.

Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha nhận định, Văn Cao là một bậc tài danh của nền văn nghệ Việt Nam hiện đại. Tài danh của Văn Cao đặc biệt nhất là việc ông tự tỏa mình vào 3 loại hình nghệ thuật là âm nhạc, thi ca và hội họa. Đặc biệt hơn là trong 3 loại hình đó, ở loại hình nào cũng thấy bóng dáng của 2 loại hình kia.

“Trong thơ thì thấy ấn tượng của âm nhạc và hội họa. Trong hội họa thì thấy dạt dào chất nhạc và chất thơ, độc đáo rõ nét là ở trong các bức tranh lập thể. Còn trong nhạc thì cũng thấy thật trào dâng chất thơ trong ca từ, chất hội họa trong đường nét giai điệu”, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha nhấn mạnh.

nha-tho-van-cao.jpeg
Nhà thơ Văn Thao - con trai cả của cố nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ Văn Cao.

Nói về cha mình, họa sĩ, nhà thơ Văn Thao chia sẻ: “Cha chúng tôi vốn là người bình dị, yêu thương vợ cùng con cháu hết lòng, quý mến bạn bè và ân nhân hết mức, chia sẻ cho đồng nghiệp, các ca sĩ đã đến và thực hiện ca khúc của ông hết nghĩa chân tình và nhân ái. Chúng tôi bảo nhau cố gắng noi gương cha để làm việc, để cống hiến phần nhỏ bé về nghệ thuật”.

Bên cạnh tôn vinh những cống hiến, đóng góp với văn học, nghệ thuật nước nhà của Văn Cao, đi sâu phân tích tài năng sáng tạo của nhạc sĩ, nhiều đại biểu, văn nghệ sĩ cũng chia sẻ những kỷ niệm với nghệ sĩ bậc thầy này.

Nghệ sĩ, Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng cho biết, ông được nhạc sĩ Văn Cao quý như con. “Bác thường động viên tôi hãy nuôi dưỡng đam mê. Văn Cao là tấm gương tôi noi theo, thắp đuốc cho tôi đi vào con đường nghệ thuật và vì thế, bác cháu tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc”, Tiến sĩ Thế Hùng nói.

Nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu - Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam nhận định, danh nhân Văn Cao là một con người đa tài, một nhạc sĩ đã để lại dấu son trong lịch sử nhạc lý Việt Nam cũng như lịch sử đất nước. Với sức sáng tạo vô bờ, với tư tưởng tiên phong, thơ Văn Cao rất giàu hình ảnh, tiết tấu, âm điệu, còn âm nhạc rất giàu chất văn thơ và cả tính hội họa. Văn Cao chính là người đã vẽ tranh bằng âm thanh ở trong những ca khúc của ông, không chỉ vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên lãng mạn, cảnh sinh hoạt lao động đời thường, bức tranh phong cảnh của ông gắn liền với tâm trạng của lòng người.

TS.Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người nhận xét, nhiều người thường nhắc đến Văn Cao như một nghệ sĩ đa tài, thích "lãng du" qua những lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó quá lâu nhưng rất sâu với các địa hạt cùng với những "miền" mà ông đã qua đều để lại dấu ấn sáng tạo mang tính khai phá cho những người sau. Ông là người đầu tiên trong lịch sử âm nhạc, nghệ thuật Việt nam tự vẽ tranh minh họa cho những bài hát của mình như: Buồn tàn thu (1939), Thiên thai (1941), Suối mơ, Trương Chi v.v…

Đại diện địa phương quê hương nhạc sĩ Văn Cao, Phó Bí thư Đảng ủy xã Liên Minh (huyện Vụ Bản, Nam Định) ông Nguyễn Văn Chiến cho biết, sinh thời, nhạc sĩ Văn Cao nhiều lần về thăm quê cha, đất tổ, được anh em họ hàng, bà con lối xóm đón tiếp trong niềm hân hoan, tự hào. Để ghi nhớ công ơn ông và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mà ông để lại, Đảng bộ xã Liên Minh nhiệm kỳ 2020-2025 đã ban hành Nghị quyết quy hoạch xây dựng khu tưởng niệm Văn Cao diện tích 1,2ha, đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, vận động nguồn xã hội hóa kinh phí xây dựng.

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, khu tưởng niệm này cần được hướng tới trở thành công viên văn hóa nghệ thuật Văn Cao, gìn giữ và tôn vinh các tác phẩm âm nhạc, hội họa, thi ca của nhạc sĩ này.

Các đại biểu cũng đóng góp ý tưởng kiến trúc công viên văn hóa nghệ thuật Văn Cao tại xã Liên Minh (Vụ Bản, Nam Định) và Công viên văn hóa danh nhân nghệ thuật Hải Phòng - nơi sinh của nhạc sĩ Văn Cao...

Nhân dịp này, Ban tổ chức hưởng ứng kêu gọi của UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Vụ Bản và xã Liên Minh thực hiện tư vấn, quy hoạch, thiết kế công trình khu tưởng niệm Văn Cao tại Nam Định quê hương ông và kêu gọi công đức cho công trình./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Văn Cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO