Hoạt động hội

Bắc nhịp cầu nối kịch bản sân khấu đến với đơn vị nghệ thuật

Thụy Phương 12:54 22/11/2023

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Giới thiệu các tác phẩm kịch bản sân khấu được hỗ trợ năm 2023” với sự tham gia của các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ cùng đại diện các đơn vị nghệ thuật Thủ đô. Tọa đàm là dịp để Hội Sân khấu Hà Nội “quảng bá” các kịch bản sân khấu của các hội viên đến với các đơn vị nghệ thuật Thủ đô.

20 kịch bản sân khấu được giới thiệu tại tọa đàm bao gồm 1 kịch bản rối, 2 kịch bản chèo và 17 kịch bản kịch nói là những tác phẩm đã được hỗ trợ kinh phí sáng tạo của Hội Sân khấu Hà Nội năm 2023.

Đề tài khá các kịch bản khá đa dạng. Về lịch sử có kịch bản “Tướng quân Lê Hoàn” của tác giả Lê Quý Hiền, “Dời đô” của Trần Tuấn Hải, “Hoàng Diệu” của Phạm Ngọc Dương, “Đối thoại với tiền nhân” của Trịnh Quang Khanh...

toa-dam.jpg
Quang cảnh tọa đàm.

Về chiến tranh, cách mạng có kịch bản “Đứa con nuôi” của Trần Chỉnh, “Mãi mãi tuổi thanh xuân” của Nguyễn Giang Phong, “Một thời đã qua” của Phùng Khánh, “Nơi tình yêu tìm về” của Nguyễn Thị Vân Kim, “Băng đạn cuối cùng” của Trần Trí Trắc, “Ngàn mây áo cưới” của Lê Thế Song.

Đề tài hiện đại với những vấn đề thời sự, “gai góc” trong cuộc sống được đề cập trong các kịch bản: “Căn hộ trong thành phố” của Nguyễn Thị Minh Nguyệt, “Chuyện vặt của người cao tuổi” của Cao Giáng Hương, “Khát vọng tuổi trẻ” của Lệ Dung, “Những đứa trẻ khác thường” của Nguyễn Toàn Thắng, “Người con gái ra tòa” của Xuân Cung, “Số phận bị đánh tráo” của Phạm Thanh Liễu, “Trinh nguyên” của Phạm Hữu Huề.

Ngoài ra, còn có 3 kịch bản viết cho thiếu nhi là “Hoàng hậu độc ác và công chúa bé nhỏ” của Nguyễn Đăng Tiến, "Bà chúa tuyết" của Ngô Tuyết Lan và “Trong khu rừng nhỏ” của Trương Thị Huyền.

Tại tọa đàm, các tác giả đã trình bày tóm tắt nội dung kịch bản cũng như thông điệp của tác phẩm.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, NSND Bùi Thanh Trầm đề cập tới những thách thức của sân khấu cả nước nói chung, sân khấu Hà Nội nói riêng. Đó là tình trạng khán giả thờ ơ, nhiều ngành đào tạo truyền thống không tuyển được sinh viên, số lượng vở diễn mới được trình làng tới công chúng vẫn dừng mức khiêm tốn. Bên cạnh đó là sự thiếu vắng các tác phẩm sân khấu đỉnh cao; thiếu một đội ngũ tác giả chuyên nghiệp, có bản lĩnh dũng cảm đi trước công chúng, mạnh dạn trả lời những băn khoăn của thời đại...; thiếu những người làm phê bình chuyên nghiệp. Và đặc biệt là sự dễ dãi trong sáng tạo của người làm nghề cũng như người thưởng thức.

NSND Bùi Thanh Trầm nhấn mạnh: “Những người làm sân khấu nói chung, Hà Nội nói riêng từ lâu vẫn duy trì được sự cộng tác giữa các tác giả và các nhà hát, tuy nhiên mối quan hệ trên chỉ mang tính cá nhân chứ chưa phát triển một cách rộng rãi; chưa xây dựng được mối quan hệ khăng khít giữa các tác giả kịch bản sân khấu với các nhà hát, đơn vị nghệ thuật để khắc phục tình trạng các kịch bản sân khấu hầu như “đắp chiếu” hiện nay. Vì vậy, cuộc tọa đàm này được tổ chức với mong muốn tạo nhịp cầu nối giữa các tác giả với đơn vị nghệ thuật, qua đó tìm “đầu ra” cho kịch bản sân khấu.

“Đây là lần thứ hai, Ban Chấp hành Hội Sân khấu tổ chức tọa đàm giới thiệu tác phẩm kịch bản sân khấu được Hội hỗ trợ. Chúng tôi hi vọng, qua buổi tọa đàm này sẽ có nhiều kịch bản của các tác giả là hội viên được các đơn vị nghệ thuật lựa chọn dàn dựng, giới thiệu tới công chúng để sân khấu Thủ đô ngày càng khởi sắc, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, NSND Thanh Trầm bày tỏ.

Cùng với việc giới thiệu các kịch bản sân khấu được hỗ trợ năm 2023, tại tọa đàm, đạo diễn Đường Minh Giang, Ths Phạm Thị Hồng và tác giả Nguyễn Trung Hậu cũng đã có tham luận trao đổi xoay quanh các vấn đề: Sân khấu đa dạng với lịch sử truyền thống, Sân khấu với đề tài hiện đại./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Xúc cảm từ "Lời ca dâng Bác"
    Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng ngày 15/5/2025 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội), Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Lời ca dâng Bác”. Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
    Ngày 10/5, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Diện mạo văn học trẻ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới" tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hà Nội).
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • 50 năm sân khấu Hà Nội: Thành tựu và thách thức
    Sáng 25/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Sân khấu Hà Nội đã trang trọng tổ chức hội thảo "Thành tựu 50 năm sân khấu Thủ đô". Tại buổi hội thảo, các văn nghệ sĩ đã đóng góp nhiều tham luận giá trị về những thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam trong thời kỳ mới.
  • Tọa đàm: Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước
    Sáng ngày 23/4, hòa chung không khí chào đón ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm vể Mỹ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày thống nhất đất nước tại hội trường Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm).
  • Tọa đàm “Văn học Hà Nội từ sau 1975”: Nhìn lại nửa thế kỷ sáng tác, định hướng cho bước chuyển tiếp theo
    Sáng ngày 18/4/2025, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (số 19 Hàng Buồm), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Văn học Hà Nội từ sau năm 1975”. Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề đậm chất học thuật nhưng không kém phần sôi nổi với phần giao lưu và những lời thơ, tiếng hát đầy cảm xúc của các hội viên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Bắc nhịp cầu nối kịch bản sân khấu đến với đơn vị nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO