Xây dựng văn hoá công sở tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển

Ly Ly| 12/10/2022 22:37

Ngày 12/10, Đoàn kiểm tra liên quan của Thành phố về thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 có buổi kiểm tra, đánh giá tại Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội.

Ghi nhận bộ phận một cửa, cán bộ, công chức Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành quy định về thời gian làm việc, trang phục gọn gàng và đeo thẻ tên. Quy tắc ứng xử, lịch tiếp công dân, bảng nội quy, khẩu hiệu, … được treo đầy đủ và ở vị trí dễ quan sát. Trong quá trình làm việc, cán bộ, công chức tận tình hướng dẫn người dân giải quyết các thủ tục hành chính với thái độ niềm nở, trách nhiệm; giải quyết công việc đúng quy định, quy trình, không sách nhiều, không gây căng thẳng, bức xúc.

a1.jpg

Tại các phòng làm việc được bố trí ngăn nắp, gọn gàng; ngoài hành lang sạch sẽ, có cây xanh.

Kiểm tra, đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại một số phòng làm việc của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội

Báo cáo với đoàn kiểm tra, Chánh văn phòng Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho biết: “Ban Lãnh đạo Sở luôn nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thành phố, cấp trên về thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi hai quy tắc ứng xử được ban hành, 100% đơn vị trực thuộc sở đã xây dựng kế hoạch triển khai và đưa vào thực hiện. Công tác tuyên truyền tới cán bộ, viên chức, người lao động được tiến hành ở nhiều hình thức. Thông qua quá trình thực hiện quy tắc ứng xử, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã thay đổi tư duy, thái độ trong giao tiếp, văn hóa ứng xử và vận động người thân thực hiện văn hóa ứng xử chuẩn mực.”

Thay mặt đoàn kiểm tra, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Đào Xuân Dũng – Trưởng đoàn công tác đánh giá cao việc tổ chức triển khai thực hiện hai Quy tắc ứng xử của Thành phố tại Sở Lao động, Thương binh & Xã hội những năm qua. Thông qua báo cáo thể hiện Sở đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, có văn bản chỉ đạo thống nhất từ cấp uỷ đến đoàn thể, kết hợp việc ban hành thực hiện quy tắc ứng xử với việc thực hiện các phong trào thi đua. “Việc đẩy mạnh thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị chính là nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. ”, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Đào Xuân Dũng nhấn mạnh.

Chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra đã có buổi làm việc tại Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội.

Với đặc điểm là một Sở bao gồm nhiều lĩnh vực; phạm vi địa bàn rộng, có tính đặc thù, đan xen khắp địa bản các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố và lân cận các tỉnh, thành, khu vực, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Song, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội đã từng bước khắc phục những khó khăn, luôn chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nội dung Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Sở nói riêng và toàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội nói chung.

a2.jpg

Văn phòng xanh và bảng hướng dẫn thủ tục hành chính được niệm yết đầy đủ của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội

Thông qua kiểm tra thực tế, tại văn phòng Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội, nội dung thực hiện Quy tắc ứng xử được treo đầy đủ tại các bảng tin văn phòng.

Tại bộ phận một cửa, các văn bản chỉ đạo của các cấp được treo niêm yết công khai. Thực hiện tốt việc phát huy dân chủ và xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết trong cơ quan; thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định; luôn có thái độ cầu thị, lắng nghe các ý kiến đóng góp từ phía đồng nghiệp, người dân. Ý thức, thái độ làm việc nghiêm túc. Trong ứng xử với công dân, tổ chức liên hệ giải quyết công việc luôn giữ thái độ tôn trọng, thân thiện, lịch sự, không gây khó khăn, phiền hà.

Mặc dù còn một số hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện hai quy tắc ứng xử do điều kiện khách quan, tuy nhiên về tổng thể công tác triển khai tại hai Sở thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các tiêu chí đã đề ra, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại.

Bài liên quan
  • Quy tắc ứng xử nơi công cộng góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Sáng ngày 11/10, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tiếp tục phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ phát động Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền cổ động trực quan về Quy tắc ứng xử nơi công cộng thành phố Hà Nội năm 2022. Cuộc thi nhằm triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng văn hoá công sở tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO