Vui buồn chuyện nhà tập thể cũ

Hanoimoi| 13/08/2022 16:09

Có lẽ, hạnh phúc lớn nhất của đời tôi là ngày tôi được phân căn hộ tập thể trong nội thành Hà Nội. Vậy là tôi đã có nhà riêng, thoát cảnh “ăn đậu ở nhờ”, “cơm niêu nước lọ”. Chuyện sinh hoạt ăn ở tại các nhà tập thể thời bao cấp cũng lắm chuyện dở khóc dở cười nhưng thật cảm động, khó quên.

Vui buồn chuyện nhà tập thể cũ
Một căn hộ tập thể thời bao cấp.

Sinh hoạt cá nhân theo thời gian biểu 

Tốt nghiệp đại học, tôi đi bộ đội, rồi chuyển ngành về một cơ quan ở Hà Nội và cưới vợ. Bà chị họ tôi nhà ở phố cổ chật chội nhưng thương tình cho vợ chồng tôi ở nhờ trên gác xép. Những năm 80 của thế kỷ trước, có được một chỗ ở tại Thủ đô là một diễm phúc lớn dù đó chỉ là căn gác xép hay góc gầm cầu thang.

Năm 1990, tôi được cơ quan trao quyết định phân nhà, đây là đợt cuối cùng, sau đó thực hiện theo cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Anh bạn đồng ngũ nắm chặt tay tôi: “Chúc mừng ông! Tậu xe, cưới vợ, làm nhà... Ba việc lớn của đàn ông đều đã hoàn thành”. Thời đó được phân nhà ở tựa như trúng xổ số độc đắc. Vợ tôi reo lên: “Về nhà mới em sẽ tắm 4 lần một ngày cho bõ cái thời ở nhờ”. Tôi được phân một căn hộ trên tầng 4 khu tập thể Kim Liên.

Khu này xây dựng từ những năm 1960, thiết kế cũ rất bất tiện. Việc ăn, ngủ, tiếp khách gói gọn trong diện tích tầm 20m2. Bốn hộ gia đình chung diện tích phụ (bể nước, bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, hành lang). Kế hoạch “tắm 4 lần một ngày” của vợ tôi thất bại vì hầu như cửa buồng tắm đóng suốt buổi tối, chưa kể có lần chuẩn bị tắm thì hết nước (bể nước cạn vì dùng nhiều). Vợ chồng tôi phải lên thời gian biểu cho việc tắm táp, vệ sinh.

Bếp dùng chung nên nấu ăn cũng phức tạp. Gọi là bếp cho oai chứ chỉ là một tấm bê tông bắc ngang. Chiều về các hộ “nổi lửa” bếp dầu, bày la liệt nồi niêu xoong chảo, rau... Có người còn gác cả xe đạp chắn ngang khu bếp. Niềm vui có nhà riêng của vợ chồng tôi vừa nhen lên bỗng vụt tắt.

Việc gửi xe máy ở tầng 1 cũng nhiều phiền phức. Vợ tôi thường xuyên đi làm muộn vì chủ nhà (nơi vợ tôi gửi xe) đi tập thể dục ở công viên và thường về trễ. Có người ở trên tầng phải gửi xe máy cách nhà hàng cây số vì trong khu hết nơi nhận trông giữ. Chật chội, bất tiện là vậy nhưng cả 4 hộ chúng tôi đều ý tứ nhường nhịn nhau, chấp nhận khó khăn, bỏ qua những khó chịu nhỏ nhặt thường ngày. Cửa phòng 4 hộ luôn mở, giao lưu trao đổi thân thiện và sẵn sàng giúp nhau.

Chừng ba tháng sau, 4 hộ chúng tôi họp thống nhất ngăn chia diện tích phụ, mỗi nhà một ô hình ống riêng rẽ, tiện nấu nướng, vệ sinh hằng ngày.

Vui buồn chuyện phân nhà tập thể cũ

Thời “tem phiếu”, hầu hết nhà tập thể cũ được quản lý theo chế độ “nhà tự quản”. Bộ, ngành tự xây, tự phân phối và quản lý. Anh bạn tôi mới vào cơ quan 3 năm nhưng được phân căn hộ 21m2. Có ông công tác gần 20 năm chỉ được phân căn hộ độc thân vẻn vẹn 10m2 bởi theo quy chế, gia đình nào đông khẩu thì được nhà diện tích rộng. Vì vậy, mặc dù công tác lâu năm nhưng trong hộ khẩu nhõn tên ông, vợ con từ quê lên thành phố đã lâu nhưng chưa nhập được hộ tịch.

Lại có hai vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn vì “không hợp nhau”. Mấy tháng sau, cả hai vợ chồng đều được hai bên cơ quan phân nhà. Hai vợ chồng lại kéo nhau ra tòa xin tái hôn. “Quái chiêu” này nghe cứ như đùa vậy. Cũng có trường hợp cho em họ, cháu họ nhập hộ khẩu (dù thực tế không sống cùng nhà) để tăng thêm nhân khẩu - có lợi khi xem xét phân nhà.

Quy chế phân nhà ở cho cán bộ, nhân viên có những điều khoản rất cụ thể, như: Thâm niên công tác, đã kinh qua quân đội, hộ gia đình hay độc thân, thành tích đóng góp... để tính điểm khi xét phân nhà. Nhưng cũng không tránh khỏi việc khiếu nại lùm xùm sau mỗi đợt phân phối nhà ở.

Chế độ “nhà tự quản” cũng có cái thuận lợi vì nhà trên nhà dưới, nhà bên cạnh đều là cán bộ, công chức trong cùng một cơ quan bộ, ngành, nên việc chấp hành nội quy nghiêm túc, tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau dường như được phát huy, đề cao hơn. 

Những năm sau Đổi mới, Hà Nội mọc lên nhiều chung cư cao tới vài chục tầng với thiết kế hiện đại, căn hộ khép kín, thuận tiện cho người dùng. Có thang máy, thiết bị nội thất thông minh, có hầm để xe và cửa xả rác tự động... Nhưng dường như nhà nào biết nhà nấy, “khép kín” luôn việc giao lưu, giúp đỡ nhau.

Trong ký ức của lớp người từng sống qua thời bao cấp, chuyện nhà tập thể cũ là kỷ niệm không thể phai mờ, nhắc nhớ một thời gian khó nhưng nhẫn nại chịu đựng, đoàn kết thân thiện, vượt qua những điều nhỏ nhặt hằng ngày để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Vui buồn chuyện nhà tập thể cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO