về Hà Nội

Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Chuyện cùng em về Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chuyện cùng em về Hà Nội của tác giả Chử Văn Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
  • Sao Mai Khánh Ly ra MV mới kể về “Hà Nội những ngày tháng cũ”
    Sao Mai Khánh Ly chính thức phát hành MV "Hà Nội ngày tháng cũ" với ca khúc của nhạc sĩ Song Ngọc được nhạc sĩ Văn Trung và Kim Long phối khí mới. Đây là sản phẩm âm nhạc được Nguyễn Khánh Ly thực hiện với mong muốn tri ân Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
  • Những cảm xúc đan xen về Hà Nội trong thi ca
    Sáng ngày 10/10, đông đảo thành viên của Hội Nhà văn Hà Nội đã tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề “70 năm Giải phóng Thủ Đô với sức sống thi ca và sự phát triển của văn học Hà Nội”.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
  • Những góc nhìn mỹ thuật sinh động về Hà Nội sức sống và niềm tin
    Nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 8/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức khai mạc triển lãm “Hà Nội - Sức sống và Niềm tin”.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • Cuộc thi “Hát về Hà Nội”: Như một lời tri ân về quá khứ hào hùng của Thủ đô
    Ngay từ những ngày đầu năm học, để khơi dậy tình yêu, niềm tự hào với Thủ đô Hà Nội, trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phát động cuộc thi “ Hát về Hà Nội” trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Cuộc thi nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”: Góp nhặt những "miền riêng về Hà Nội" từ mọi miền tổ quốc
    Sáng 27/9, tại Phố sách Hà Nội 19/12, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Ca sĩ Hồng Nhung lần đầu làm đêm nhạc về Hà Nội
    Diva Hồng Nhung sẽ tổ chức đêm nhạc hát về Hà Nội nhân 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), diễn ra vào ngày 30/11 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Ký ức ngày về tiếp quản Thủ đô
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Đại đoàn 308 được lệnh về xuôi. Đơn vị chúng tôi hành quân gần một tháng về đến Thái Nguyên và đóng quân ở những làng ven sông Cầu. Sau thời gian nghỉ ngơi, tháng 9/1954, chúng tôi được nhận nhiệm vụ. Lúc đầu, ai cũng nghĩ sẽ tiếp tục đi giải phóng những vị trí mà địch vẫn còn chiếm đóng thuộc tỉnh Bắc Giang, nhưng không mà là đi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nghe nói về Hà Nội, chúng tôi vô cùng háo hức, vì từ khi đi bộ đội chỉ ở trên rừng núi chứ nào ai
  • Tự hào cùng ký ức “Tiến về Hà Nội”
    Ngay sau khi đại hội mừng công Sư đoàn 308 được tổ chức vào tháng 8/1954, tại xã Tỉn Keo, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên kết thúc, Đoàn văn công nhân dân Trung ương nhận lệnh chuẩn bị chương trình vào tiếp quản Thủ đô.
  • Yêu một người Hà Nội
    Chuyến bay lúc 4 giờ chiều hạ cánh xuống sân bay Nội Bài với lời chào là bản nhạc "Nhớ về Hà Nội". Trống ngực tôi loạn xạ cứ như đang đến cuộc hẹn đã mong đợi từ lâu.
  • Ký ức không phai về Hà Nội
    Tôi tới Hà Nội lần đầu cách đây hơn 20 năm, khi còn học tiểu học. Tôi nhớ cảm giác háo hức vào đêm trước ngày xuất phát, nằm mãi không thể ngủ. Vì lẽ đó, trên chuyến xe đi Hà Nội, tôi nằm thiếp đi lúc nào không biết.
  • Khi viết về Hà Nội…
    Khi viết về Hà Nội, người ta không viết, người ta cảm nhận. Khi viết về Hà Nội, chữ Hà Nội nghe thật thân thương và trìu mến, như bầu không khí quanh ta, như cơn mưa thất thường mùa hạ, như mẹ, như cha và như tất cả.
  • Trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Hà Nội
    Ngày 12-12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền “Gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội” và Cuộc vận động thiết kế trang trí thành phố Hà Nội năm 2023.
  • Bún riêu cua, ký ức khó quên về Hà Nội
    Thi thoảng, vào những buổi trưa oi nồng ở Sài Gòn, tôi cùng một vài người bạn lại ghé ngang gánh bún riêu cua của bà cụ Tứ. Thay vì chọn gọi cơm về văn phòng để ăn, chúng tôi lại thích ngồi ở một góc vỉa hè, thưởng thức món ăn dân dã này. Đôi lần, có dịp trò chuyện, nghe cách phát âm, bà cụ tò mò thăm hỏi: “Cháu là người Hà Nội sao? Nhìn cháu thường xuyên đến ủng hộ gánh bún riêu kiểu Bắc của bà khiến bà đoán thế. Bún riêu đúng là thức quà mà ai đi xa Thủ đô cũng phải nhung nhớ, cháu nhỉ?”. Mấy lời của bà cụ khiến biết bao hoài niệm về tuổi thơ của tôi về Hà Nội phút chốc quay trở về.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO