Vài cảm nhận về cuốn “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam”

Giang Phong| 24/09/2019 09:12

Trước khi tiếp xúc với nhà nghiên cứu lý luận phê bình sân khấu - PGS. TS Trần Trí Trắc, tôi có một định kiến rất không phải đối với các nhà lý luận văn học nghệ thuật, cho rằng họ là những nhà duy danh định nghĩa, xơ cứng, tự phụ “bới lông tìm vết”. Nhưng rồi, khi gặp ông và được ông tặng cuốn sách “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam”, thì ấn tượng “xơ cứng” ấy của tôi không còn nữa.

Vài cảm nhận về cuốn “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam”

 Trước khi tiếp xúc với nhà nghiên cứu lý luận phê bình sân khấu - PGS. TS Trần Trí Trắc, tôi có một định kiến rất không phải đối với các nhà lý luận văn học nghệ thuật, cho rằng họ là những nhà duy danh định nghĩa, xơ cứng, tự phụ “bới lông tìm vết”. Nhưng rồi, khi gặp ông và được ông tặng cuốn sách “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam”, thì ấn tượng “xơ cứng” ấy của tôi không còn nữa. 

Trần Trí Trắc học lý luận phê bình sân khấu tại thành phố Leningrad từ 1973 - 1979. Tốt nghiệp bằng đỏ, trở về nước, ông nhận công tác tại Bộ Văn hóa. Ông đã cùng với NSND Nguyễn Đình Nghi cam kết, chỉ làm chuyên môn, không nhận làm lãnh đạo. Cam kết đó không bị phá vỡ, và còn giá trị đến ngày hôm nay.

Cũng vì thế, Trần Trí Trắc có đủ thì giờ để nghiên cứu. Ngoài nghiên cứu lý luận phê bình sân khấu, ông còn sáng tạo, viết kịch bản. Viết kịch bản cũng là thâm nhập thực tế, để hiểu sâu sắc thêm về tác giả, giúp cho phê bình chuẩn mực, sắc sảo. Tưởng rằng tay trái, nhưng Trần Trí Trắc có cả một sự nghiệp về sáng tác. Ông đã thành công trong các vở diễn: Tổ quốc Việt Nam (kịch), Những mảnh vỡ tình yêu (kịch), Mối tình thổn thức (kịch), Hộ tâm phiến (kịch), Người đàn bà bất hạnh (chèo), Tùng lò gạch (chèo), Đại mục liên tôn giả (chèo), Nàng chúa Ba (chèo), Chuyện tình sinh viên (chèo), Linh khí trời Nam (cải lương), Chàng kỵ sĩ Điện Biên (kịch), Trường đời (kịch), Bại tướng (kịch),…

Nhìn vào dàn kịch mục của ông thấy rõ Trần Trí Trắc rất đa tài, đề tài hiện đại, đề tài cổ, ông đều sở trường, và thể loại nào từ chèo, kịch nói, cải lương ông đều không ngại! Bên cạnh đó ông còn đảm trách công việc giảng dạy ở các trường đại học: Đại học Sân khấu và điện ảnh, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam... 

Nói đến PGS. TS Trần Trí Trắc không thể không nhắc đến những công trình nghiên cứu lý luận có giá trị đã được xuất bản và phổ cập rộng rãi. Đây là sự nghiệp chính của ông, cũng là cẩm nang cho những văn nghệ sĩ và những người yêu mến nghệ thuật biểu diễn. Có thể kể đến: “Sân khấu – loại hình kỳ diệu”, “Thể tài sân khấu và nghệ sĩ sáng tạo”, “Hình tượng sân khấu và nghệ sĩ sáng tạo”, “Nghệ thuật sân khấu và nghệ sĩ sáng tạo”, “Đại cương nghệ thuật sân khấu”, “Cơ sở triết học văn hóa học và mỹ học”… và mới đây nhất là cuốn: “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam” (Nhà xuất bản Sân khấu – 2015) – sách do Nhà nước đặt hàng.

“Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam” có thể coi là cuốn sách công cụ, từ điển lịch sử phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. Tác giả đã sử dụng các phương pháp hữu hiệu như: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, để có được một công trình có giá trị thực tiễn cao, giá trị khoa học biện chứng, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam từ thời tiền sử, thời sơ sử cho đến thời hiện đại. 

Để hoàn thành cuốn sách, PGS. TS Trần Trí Trắc đã dành 10 năm trời sưu tầm nghiên cứu tư liệu, đọc tham khảo 119 cuốn sách của các nhà sử học, dân tộc học, đọc và nghiên cứu các trình thức văn nghệ dân gian, chèo, tuồng, cải lương các dân ca, dân vũ của các vùng miền, nghiên cứu cả nhân chủng học, khảo cổ học, văn hóa học... để từ đó lý giải sự tiếp biến văn hóa, giao thoa, kế thừa,  lọc ra được bản thể, sắc thái của người Việt trong quá trình phát triển của nghệ thuật biểu diễn trong cái nôi cơ sở văn hóa Việt Nam. Tác giả đã dày công nghiên cứu, so sánh, để tìm ra được những tư liệu, chất liệu, trình thức, của giai đoạn ấy, thời ấy, chứ không thể thời nào khác. Ví như viết về hát xẩm, tác giả tìm hiểu căn nguyên xem hát xẩm có từ bao giờ, ra đời ở đâu, quá trình phát triển, mai một ra sao?… Rất nhiều câu trả lời cho những câu hỏi về nghệ thuật biểu diễn và các loại hình của nó cũng đã được Trần Trí Trắc hệ thống gần như đầy đủ trong “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam”. 

Đánh giá về giá trị cuốn sách này, GS.TS, NGND Lê Ngọc Canh viết:  “Cuốn sách là một chuyên luận công phu, khoa học và hoàn toàn mới mẻ… ở đây đã hội tụ nhiều loại hình, nhiều thành tố nghệ thuật… vào một mối quan hệ hữu cơ, gần gũi nhau mang tính nguyên hợp, gắn bó mật thiết với con người với xã hội, từ thời nguyên thủy đến hiện đại tạo thành văn hóa và giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của tri thức con người Việt Nam”.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Vài cảm nhận về cuốn “Cơ sở văn hóa của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO