Tác giả - tác phẩm

"Va đập" văn hóa trong tập truyện "Tỏ giăng tỏ đèn"

Yến Ly 05/08/2023 06:26

Đời sống và sự phát triển của nông thôn là câu chuyện chưa bao giờ cũ trong văn chương. Đó cũng là đề tài tập trung trong tập truyện ngắn “Tỏ giăng tỏ đèn” của nhà văn Trần Chiến. Sách do Nxb Trẻ ấn hành, vừa ra mắt độc giả vào tháng 6/2023.

Cuốn sách Tỏ giăng tỏ đèn của nhà văn Trần Chiến là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm. Nhan đề của cuốn sách được lấy từ truyện ngắn cùng tên trong ấn bản.

Rời khỏi những trang viết gắn chặt với Hà Nội, nhà văn Trần Chiến đã đưa vốn sống, vốn đi của mình vào trong tập truyện ngắn mới. Đó là những câu chuyện rất gần gũi, rất đời thường hằng ngày, mà tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

Đó là những câu chuyện về thành tích tốt nghiệp đại học hạng ưu tiến dần đến thất nghiệp hay mối quan hệ trong họ hàng ở chốn làng quê như trong truyện ngắn Ai bảo viết chữ đẹp; chuyện “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng” trong thời buổi nhiều nam tài nữ sắc mải theo đuổi sự nghiệp mà bỏ quên mối tơ hồng, từ bản Mông đến phố huyện hay Thủ đô… trong Đèo dốc quanh co. Hay là những câu chuyện về biến đổi khí hậu, tận hưởng cuộc sống thời hiện đại như thế nào trong một góc nhìn khác…

d459db674f149e4ac705.jpg
Cuốn sách "Tỏ giăng tỏ đèn". Ảnh: Nxb Trẻ

Bằng giọng văn dí dỏm và lối dẫn chuyện tự nhiên, Tỏ giăng tỏ đèn làm bật lên bức tranh nông thôn đang từ từ thay bộ trang phục từ truyền thống đến hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình đổi thay ấy, vẫn còn không ít gượng gạo, pha trộn kiểu: “Làng quê đô thị hóa lấp lóa biển hiệu “Lòng lợn tiết canh made in Bùm Bùm”, “Thịt cầy 7 món since 1998”, “Kẹo dồi youth by 1965 hotline 09...”, sáng ra gặp nhau nhất loạt “hồ lế hao ả íu”. Nhưng sự học đâu phải túm tóc mà cao nhanh được, phải đi trước, có bài bản…” (trích truyện ngắn Ai bảo viết chữ đẹp).

Dấu ấn thời kỳ nông thôn đổi mới trong cuốn sách không chỉ qua các câu chuyện đời thường mà tác giả đã quan sát, chắt lọc và chuyển hóa đưa vào từng truyện ngắn; mà đó còn là cách sử dụng ngôn từ rất bắt nhịp với thời đại, ngôn ngữ nói được tác giả sử dụng rất tự nhiên và linh hoạt, gần gũi với đời sống hằng ngày như “gia đình có điều kiện”, “Để con đừng cảm lạnh anh ấy”,…

Ai cũng biết nhà văn Trần Chiến sống ở phố Hà Nội, là nhà văn không thể không nhắc tới khi gọi tên một trong những nhà văn gắn bó với Hà Nội và viết về Hà Nội. Thế nhưng với Tỏ giăng tỏ đèn, Trần Chiến giống như một người con sinh ra ở làng quê mộc mạc, lớn lên và trưởng thành khi làng quê từng bước đô thị hóa. Một Trần Chiến rất phố nhưng cũng rất làng quê đầy suy ngẫm và trăn trở. Có điều, sự trăn trở ấy đã được chuyển hóa nhẹ đi, bằng cách kể chuyện tưng tửng mà duyên dáng và lôi cuốn.

“Tôi không định viết, cũng không có ý gì để viết về nông thôn. Mà vẫn khư khư ý nghĩ mình là người viết về thành thị, nhất là về Hà Nội, mà là một Hà Nội trung lưu trở lên và cũng có một chút cổ xưa thì mới là sở trường của mình. Nhưng mà suy cho cùng, tôi sống ở Hà Nội, nghĩ kiểu thị dân nhưng lại thấy căn cốt Việt là ở nông thôn.” (nhà văn Trần Chiến trả lời báo Dân Việt)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
"Va đập" văn hóa trong tập truyện "Tỏ giăng tỏ đèn"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO