Tục sêu Tết nhà vợ ở huyện Phú Xuyên

09/02/2018 14:08

Ở huyện Phú Xuyên nhiều nơi có tục sêu Tết nhà vợ. Lễ vật để sêu nhà vợ trước hết là tấm bánh chưng bố. Gạo, thịt, đỗ, lá dong vẫn phải chọn kỹ như Tết hàng năm của nhà mình. Riêng khuôn khổ - mà cũng chả có khuôn nào cho vừa - đành phải gói tay. Sao cho 4 góc kề sát, lọt thỏm xuống khít trong lòng cái mâm đồng.

Trưa mồng hai Tết (mồng một tết cha/ mồng hai tết mẹ/ mồng ba tết thầy), con rể mang lễ sang bên nhà vợ. Trên đó có các cụ, ông bà ngoại, chú bác cậu dì, khách quý, bạn thân… đến phá chiếc bánh chưng bố do đằng nhà giai sang lễ Tết! Nói cho đẹp, chứ đâu chỉ có thế, bên nhà gái còn phải bày thêm cơm rượu, giò chả, thịt đông và cả bánh chưng con (như thường thấy) của nhà mình thêm vào.

Bánh gói tay đã khó vuông thành sắc cạnh, cân dưới trên bởi khối lượng quá to, rồi còn kén cái gì luộc cho vừa và ninh bao lâu cho khỏi bị hấy? Có nhà phải chạy méo mặt, đi mượn từ đầu tháng Chạp. May cho các chàng rể là tục lệ bánh chưng bố ấy chỉ phải chu biện từ cái độ mới có cơi trầu dạm - có đám dạm mấy năm rồi mới cưới – cho đến khi sinh con đầu lòng thì được miễn hẳn (con mọc răng/ còn nói năng gì nữa!).

Đến lễ sêu tuy không cầu kỳ như bánh chưng bố nhưng lại phải cái rất khó làm. Lễ phẩm gồm một đĩa cốm tẩm mật, đĩa phải to úp được 6 chén vại uống nước. Cốm là thứ lúa nếp không để đứng đồng già, như sau này đồ xôi in oản, nhưng cũng chả được gặt từ khi mới đậu sữa, quá non như thể cốm Vòng.

Mật ngọt canh đặc với gừng hoặc thảo quả, để nguội sẽ trộn đều với cốm, ủ trong nồi vài ba tiếng mới lèn vào đĩa cho chặt (chứ không thể lồng bồng như mẹ chồng đơm xôi đâu!). Nếu không tiện mật, có thể thay bằng kẹo bột giã dập dập, vẩy nước gừng cho mềm hẳn mới trộn ủ. Chiều cao của đĩa cốm phải cắm ngập chiếc đũa ăn cơm mới là đủ lễ bộ! Cùng với ba quả quýt đẹp, không xây xát, chưa rụng núm, hoặc năm quả chuối tách ở nải ra còn liền hai nải mới được.

Khó nhất là đĩa cá rán. Được cái cuối năm, tát ao nhiều dễ có cá to. Phải chọn loại cá chép tươi, bần cùng mới dùng đến cá trắm. Chú ý, con nào còn nguyên đuôi hẵng mua, kén loại 3 cân trở lên. Mổ cẩn thận, chặt vây, tuyệt nhiên không được đụng đến đuôi! Mài dao sắc, thớt to, tước lấy sợi nõn rơm, đo từ môi cá đến đuôi thì cắt. Sau đó chung đôi, lại đặt vào – đo, ngắm nghía kỹ - mới để thẳng dao, cầm cái chày khẽ nện làm hai (nếu có mỡ, trứng thì ấp vào phía đầu cá để tỏ rằng: Con gái đã đi lấy chồng thì bụng dạ phải dành hết cho bên nội). Và đó cũng là phần nhất thủ, đem dâng Tết nhà giai. Còn phía dưới đuôi cũng phải đúng một nửa phân miệng, dính toàn vẹn với cái đuôi (nhị vĩ, dành đi sêu đằng ngoại).

Tục lệ này có lẽ chỉ muốn dạy cho các con cháu sau này ăn ở phải: “Bố mẹ thiếp cũng như bố mẹ chàng/ Ước gì ta tạc chữ vàng thờ chung”.

Lưu Trangsưu tầm
(0) Bình luận
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
  • Hà Nội ban hành Quy định xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"
    Ngày 16/4, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 29/2025/QĐ-UBND về ban hành Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn, tổ dân phố văn hóa"; "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu”: Góp sức phát triển văn hóa đọc, ý thức học tập suốt đời
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025, sáng 16/4, UBND quận Hoàn Kiếm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm tổ chức khai mạc Ngày hội Sách “Hoàn Kiếm em yêu” tại trường TH CLC Tràng An.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Người lao động được nghỉ 4 ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9
    Sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội được nghỉ lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Đừng bỏ lỡ
Tục sêu Tết nhà vợ ở huyện Phú Xuyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO