Đời sống văn hóa

Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thụy Phương 10:17 04/05/2025

Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, đồng bào dân tộc thuộc 16 tộc người đang hoạt động tại làng và sự tham gia của 11 địa phương. Đặc biệt, trong hai ngày 17 và 18/5, khoảng 25 đồng bào Cơ Tu và Tà Ôi đến từ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ có mặt để trình diễn những nghi lễ truyền thống đặc sắc của vùng đất Tây Trường Sơn.

Tâm điểm của chuỗi hoạt động là chương trình tái hiện lễ cúng thần rừng – một nghi lễ truyền thống thiêng liêng của đồng bào Tà Ôi và Cơ Tu. Lễ cúng diễn ra vào sáng 18/5 tại không gian làng dân tộc Tà Ôi với sự tham gia của các già làng, nghệ nhân tiêu biểu đến từ huyện A Lưới. Sau phần lễ với các nghi thức dâng lễ vật truyền thống như gà, lợn, rượu cần, bánh trái và tấm Zèng, phần hội sẽ diễn ra với những điệu múa tung tung ya yá, cùng âm vang cồng chiêng giữa núi rừng Tây Nguyên thu nhỏ.

thang-5-nho-bac.jpg
Nhiều hoạt động với chủ đề "Tháng Năm nhớ Bác" sẽ được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều chương trình giao lưu dân ca, dân vũ sẽ được tổ chức tại các không gian làng dân tộc vào cuối tuần. Tiêu biểu là chương trình “Bác Hồ một tình yêu bao la”. Những bài hát mộc mạc, sâu lắng mang âm hưởng núi rừng góp phần thể hiện tình cảm sâu đậm của đồng bào cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới với Bác. Đồng thời, nghệ thuật dệt Zèng – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cũng sẽ được giới thiệu tới du khách thông qua trình diễn tay nghề và giao lưu với các nghệ nhân làng nghề.

Bên cạnh đó, các chương trình mang chủ đề “Bài ca dâng Bác”, “Bác Hồ với Tây Nguyên – Tây Nguyên với Bác Hồ” diễn ra trong các ngày 10, 11, 24, 25 và 31/5 cũng là điểm nhấn hấp dẫn. Chương trình với lời ca tiếng hát, biểu diễn nhạc cụ, điệu múa ca ngợi Bác Hồ thể hiện được tình cảm của đồng bào các dân tộc đối với Bác Hồ kính yêu. Đan xen các tiết mục biểu diễn là những câu chuyện kể về tình cảm của Bác Hồ cũng như từ tấm gương của Bác đồng bào noi theo Bác học tập và làm theo Bác.

Không chỉ là dịp để tôn vinh tư tưởng, tình cảm của Bác Hồ, chuỗi hoạt động còn là cơ hội để du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống qua các trò chơi dân gian và hoạt động tương tác. Trong suốt tháng 5, nhất là vào các ngày cao điểm như 10, 11, 17, 18, 24, 25 và 31/5, nhiều hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức tại khu nhà A3. Trẻ em và du khách có thể tham gia các trò chơi truyền thống như ô ăn quan, kéo co, đi cà kheo, nhảy sạp, tô tượng, tranh cát… hoặc thử khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của người Thái, H’Mông, Khmer… Đây là cách giáo dục mềm mại nhưng hiệu quả về giá trị văn hóa dân tộc đối với thế hệ trẻ.

Đặc biệt, vào sáng 11/5, tại quần thể chùa Khmer trong khu làng, lễ Vesak – Đại lễ Phật đản sẽ được tổ chức trang nghiêm với các nghi lễ truyền thống như lễ bái Tam bảo, tụng kinh chúc phúc, lễ tắm Phật, dâng hoa, cúng dường trai tăng…

Một điểm thú vị khác trong tháng hoạt động là các chương trình cuối tuần tại từng làng dân tộc, trong đó đồng bào chủ thể sẽ thể hiện tình cảm với Bác Hồ bằng các hoạt động gắn liền với lao động, sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Từ việc trồng rau xanh, chăm sóc vườn hoa, đến tổ chức hát múa, kể chuyện dân gian, đồng bào tái hiện đời sống thường nhật, qua đó góp phần xây dựng không gian sống xanh - sạch - đẹp.

Chuỗi hoạt động “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” không chỉ là dịp tưởng nhớ và tri ân vị lãnh tụ kính yêu, mà còn là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc, là nhịp cầu nối giữa hiện tại với quá khứ, giữa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong tinh thần đại đoàn kết./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Nhà báo Hồ Quang Lợi: “Viết về Hà Nội luôn có sự rung cảm của trái tim”
    Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
  • Hà Nội phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, Cà Lồ
    Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2025, Ban Chỉ huy PCTT và CNCH Thành phố Hà Nội lệnh Báo động lũ trên sông Cầu và sông Cà Lồ...
Đừng bỏ lỡ
Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO