Đời sống văn hóa

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc tại Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025

K. Thoa 11:48 05/05/2025

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 và kỷ niệm 15 năm UNESCO ghi danh Hội Gióng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010-2025) đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

2_iibq.jpg

Vào tối 4/5, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc, hàng vạn lượt người từ mọi nơi trên khắp nơi đã nô nức về dự, trẩy hội.

Lễ hội được tổ chức hằng năm nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc. Đây cũng là một trong Tứ Bất Tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết, Hội Gióng tại Phù Đổng được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, là một diễn trường lịch sử - văn hóa, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân, được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất, được người dân biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất.

gia-lam4.jpg

Nét độc đáo của Hội Gióng là do cộng đồng thực hành, lưu giữ, bảo vệ. Nghi thức chính của Hội Gióng được tập trung tổ chức tại các địa điểm thuộc Khu di tích đền Phù Đổng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Sau 15 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nghi thức Hội Gióng ở đền Phù Đổng được duy trì tổ chức quy mô hội lệ hằng năm và quy mô hội chính 5 năm/kỳ.

Được sự quan tâm của trung ương, thành phố, sự ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân, huyện Gia Lâm đã đầu tư tu bổ, tôn tạo không gian văn hóa của di sản Hội Gióng và các địa điểm thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Phù Đổng được tôn tạo khang trang với tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Huyện cũng tư liệu hóa diễn trình Hội Gióng, cập nhật thông tin giới thiệu Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, Hội Gióng trên App Gia Lâm bằng tiếng Việt và tiếng Anh; bảng giới thiệu về các địa điểm Di tích quốc gia đặc biệt và lễ hội có gắn mã QR để ở những nơi dễ nhận diện cho người dân và khách du lịch. Phát hành 1.500 cuốn “Gia Lâm - di vật, hiện vật tiêu biểu trong di tích lịch sử, văn hóa”, 5.000 cuốn “Đền Phù Đổng, di sản - di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt”, “Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”…

ru09e8vh.png

Phát biểu tại buổi lễ, ông Jonathan Baker, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã chúc mừng và đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương luôn cam kết bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống trong tổ chức Hội Gióng.

Đây là lễ hội tôn vinh di sản phi vật thể vô cùng sống động, nhằm truyền tải kiến thức, bản sắc văn hóa và khơi dậy niềm tự hào sâu sắc. Ông Jonathan Baker bày tỏ mong muốn địa phương tiếp tục bảo vệ, phát huy di sản, nỗ lực trao truyền và lan toả vẻ đẹp, ý nghĩa của di sản với cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp này, UBND huyện Gia Lâm đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân của xã Phù Đổng có đóng góp trong 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Gióng Đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) năm 2025 diễn ra từ ngày 28/4 - 7/5 (tức mùng 1 - 10/4 âm lịch)./.

Bài liên quan
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Hòa trong không khí kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động mang chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 5 đến 31/5/2024. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh tư tưởng, đạo đức và tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các vùng miền và quảng bá “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
  • Ký ức về cha và bản tình ca ngày thống nhất đất nước
    Từ năm 13 tuổi, tôi theo bố (nhạc sĩ Lê Việt Hòa) ra Hà Nội học tại Nhạc viện, trong khi mẹ vẫn dạy học ở quê, chăm lo cho các em và bà ngoại. Hai bố con sống trong căn phòng nhỏ 16m² trên tầng 2 khu nhà lắp ghép E2, Tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam (128 Đại La).
  • Xứ Đoài - miền đất thiêng, vùng đất thơ
    Có những vùng đất chỉ cần thầm nhắc tên đã khơi dậy bao xúc cảm thi ca như sông Hương - núi Ngự, sông Lam - núi Hồng. Và xứ Đoài, với tâm điểm là núi Tản - sông Đà, cũng là một miền đất thiêng, một vùng đất thơ như thế.
  • Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Người lao động được nghỉ 4 ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9
    Sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội được nghỉ lễ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc tại Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO