Y tế - Giáo dục

Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn): Rộn ràng Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập

Như Anh 20/11/2023 06:09

Hoà chung không khí cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng 19/11, Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn – Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1963 – 2023). Đây là dịp để thầy và trò ôn lại quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, nhằm tôn vinh các nhà giáo, phát huy nét đẹp truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trần Thế Cương – Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành TP; đại diện lãnh đạo UBND, các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, các Quận, Huyện, trên địa bàn TP Hà Nội.

Đại biểu huyện Sóc Sơn tham dự buổi lễ có đồng chí: Nguyễn Nam Hà - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND Huyện; Phạm Văn Minh – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn; Đỗ Xuân Huân – Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra huyện; Nguyễn Tất Thanh – Phó Chủ tịch HĐND huyện; Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ; Các đồng chí trong BTV Huyện ủy, lãnh đạo các ngành, đoàn thể của huyện; Các thầy cô giáo và thế hệ học sinh trong suốt 60 năm xây dựng, cống hiến và học tập trên địa bàn huyện

ptdp1.jpg
Các đồng chí lãnh đạo thành phố và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Đa Phúc thực hiện nghi thức chào cờ

Nhân dịp Lễ kỷ niệm này, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội- Nguyễn Văn Phong đã tặng lẵng hoa chúc mừng Thầy và trò Trường THPT Đa Phúc.

ptdp2.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội - Nguyễn Văn Phong tặng hoa chúc mừng nhà trường

Trường THPT Đa Phúc, những ngày đầu thành lập

Trường THPT Đa Phúc - Tiền thân là trường cấp 3 Nguyễn Đình Chiểu được thành lập năm 1963. Đây là trường cấp 3 đầu tiên của 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh. Khi mới thành lập, trường chỉ có 2 lớp 8 mới tuyển, 01 lớp 9 từ trường cấp 3 Bến Tre chuyển về với 8 thầy cô giáo và 125 học sinh do thầy Nguyễn Mai phụ trách. Trường được học chung địa điểm với trường cấp 2 Nguyễn Du, nay là trường Tiểu học Phù Lỗ A. Những ngày mới thành lập, tuy còn nhiều khó khăn nhưng chỉ 1 năm sau được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhà trường đã được xây dựng một dãy nhà với 5 phòng học tại trung tâm huyện Đa Phúc. Khi đó trường đổi tên là trường cấp 3 Đa Phúc. Thầy giáo Nguyễn Minh Tộ được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Trường cấp 3 Đa Phúc trở thành địa chỉ tin cậy, thu hút con em nhân dân trong huyện.

ptdp3.jpg
Một số tiết mục văn nghệ đặc sắc biểu diễn tại lễ kỷ niệm

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Đa Phúc là một trong những điểm đánh phá ác liệt của địch. Đây là thời kỳ gay go và thử thách song cũng rất hào hùng của quân dân địa phương. Từ năm 1965 đến năm 1973 trường đã ba lần phải đi sơ tán. Hai lần trường sơ tán về xóm rừng Cơm thôn Xuân Dục xã tân Minh và 1 lần về thôn Đức Hậu xã Đức Hòa. Giai đoạn đó, thầy và trò vừa phải đối mặt với vô vàn khó khăn và nguy hiểm do cuộc đánh phá ác liệt bằng không quân của đế quốc Mỹ vừa phải xây dựng trường lớp, nhưng với sự giúp đỡ, đùm bọc, chở che của nhân dân địa phương thầy và trò nhà trường vẫn “Dạy tốt, học tốt”. Trong giai đoạn này, nhiều thầy cô trở thành chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến. Trong hoàn cảnh sơ tán, chiến tranh ác liệt, các hoạt động trong nhà trường vẫn diễn ra đều đặn, số lớp học tăng lên từ 6 đến 12 lớp của 3 khối với hơn 500 học sinh. Bên cạnh đó, hàng ngàn thầy trò tích cực cùng nhân dân địa phương tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, gác bút ngiêng lên đường nhập ngũ. Chúng ta biết ơn vì sự cống hiến, hi sinh xương máu của gần 100 liệt sĩ, trong đó có thầy giáo Ngô Tiến Soạn một người thầy mẫu mực kiên trung của nhà trường đã anh dũng hi sinh. Đó mãi mãi là niềm tự hào và sẽ đi cùng năm tháng qua các thế hệ học sinh trường THPT Đa Phúc.

ptdp9.jpg
Hình ảnh các học sinh của Trường THPT Đa Phúc

Trường THPT Đa Phúc, ngày nay

Theo quyết định của Sở GD&ĐT Hà Nội, trường THPT Đa Phúc đã mở thêm một phân hiệu đặt tại xã Trung Giã. Ngày 19/5/1999 Trường THPT Trung Giã được thành lập trên cơ sở tách phân hiệu 2 của trường THPT Đa Phúc. Trường THPT Đa Phúc luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường phát huy vai trò lá cờ đầu trong lĩnh vực giáo dục huyện Sóc Sơn. Năm 2008, trường đã được Thành phố đầu tư nâng cấp sửa chữa, cải tạo 2 khu nhà 3 tầng, xây mới khu nhà hiệu bộ, nhà thể chất, sân tập thể dục, đưa vào sử dụng các phòng học chức năng. Qua mỗi năm, khuôn viên nhà trường được cải tạo nâng cấp trở nên sạch đẹp, khang trang, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học không ngừng được cải thiện và nâng cấp đáp ứng nhu cầu của thầy và trò trong nhà trường.

ptdp4.jpg
Tiết mục văn nghệ chào mừng thể hiện hình tượng Đức Thánh Gióng mang đậm nét đặc trưng riêng của vùng đất Sóc Sơn.

Hiện nay, tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường là 86 đồng chí, trong đó 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, 40% giáo viên có trình độ thạc sĩ. Lãnh đạo nhà trường qua các thời kì luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng kỷ cương nề nếp, củng cố khối đại đoàn kết, tạo bầu không khí ấm cúng, thân thiện trong nhà trường. Các cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn nỗ lực cống hiến mình cho sự nghiệp giáo dục, dạy giỏi, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp và đóng góp không nhỏ vào bảng thành tích chung của nhà trường trong 60 năm qua.

ptdp5.jpg
Các đồng chí lãnh Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện Sóc Sơn trao tặng thầy và trò nhà trường THPT Đa Phúc bức trướng lưu niệm

Có thể kể đến những thành tích nổi bật như: “Tỷ lệ học sinh giỏi liên tục tăng qua các năm học, chiếm khoảng 60%. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp nhiều năm đạt 100%, nhiều em đạt điểm cao xét tuyển vào các trường đại học tốp đầu. Khoảng gần 10% các em có chứng chỉ IELTS từ 4,5 đến 8,0 xét tuyển vào các trường đại học và học viện”.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trần Thế Cương cho biết: Quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển với 2.875 trường học, gần 2,3 triệu học sinh và 120 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố với gần 1 triệu sinh viên. Trong đó, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên. Hà Nội là một trong 4 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; Thành phố thực hiện bài bản, khoa học, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng chí Trần Thế Cương cho biết, đóng góp vào những thành tích chung của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô thời gian qua có sự đóng góp của Trường THPT Đa Phúc. Trong 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, thầy và trò nhà trường không ngừng cố gắng vững bước đi lên, xây dựng và phát triển đạt nhiều kết quả toàn diện.

ptdp6.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Trần Thế Cương phát biểu chúc mừng thầy và trò nhà Trường THPT Đa Phúc.

Để phát triển hơn nữa, đồng chí Trần Thế Cương đề nghị thời gian tới, nhà trường cần quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo yêu nghề, thực sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; năng động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, ứng xử chuẩn mực của nhà giáo.

Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, triển khai việc học, kiểm tra đánh giá với tinh thần “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục phẩm chất, văn hóa, lịch sử, Thăng Long - Hà Nội. Hưởng ứng, tham gia Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn (2022-2025), thiết thực, hiệu quả. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tặng Bằng khen cho tập thể Trường THPT Đa Phúc và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 4843/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích trong phong trào thi đua năm học (2022-2023) của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong đó trao “Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua” cho tập thể Trường THPT Đa Phúc; Tặng Bằng khen cho 2 cá nhân vì có nhiều thành tích trong phong trào thi đua năm học (2022-2023).

Đồng chí Nguyễn Duy Hiền, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu đáp từ và tri ân tại buổi lễ: Nhìn lại con đường hơn một nửa thế kỷ đã qua, các thầy giáo, cô giáo và học sinh trường THPT Đa Phúc hôm nay ý thức sâu sắc rằng: những dấu ấn, thành tựu, những tấm gương theo năm tháng ghi lại trong lịch sử 60 năm ấy vừa là niềm tự hào nhưng đồng thời cũng là lời nhắn nhủ tha thiết cho các thế hệ mai sau về trách nhiệm gìn giữ, xây dựng và phát triển, làm rạng rỡ hơn truyền thống của nhà trường. Tiếp tục khẳng định vị thế của nhà trường; luôn luôn xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân địa phương, thực hiện thắng lợi vì sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên quê hương Sóc Sơn anh hùng và là điểm sáng của giáo dục Thủ đô.

ptdp7.jpg
Thầy giáo Nguyễn Duy Hiền - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn kỷ niệm.

Các em học sinh đang rèn luyện và học tập tại nhà trường hôm nay, mong các em hãy noi gương và tiếp bước thế hệ cha anh, hãy phát huy bề dày thành tích của ngôi trường 60 năm tuổi, không ngừng phấn đấu rèn đức, luyện tài để trở thành những công dân thực sự có ích cho xã hội. Điều quan trọng tôi muốn nhắn nhủ tới các em rằng: “Mai này dù làm gì, ở đâu, ở bất cứ cương vị, trọng trách nào các em đều cảm nhận rõ niềm tự hào mình là học sinh trưởng thành từ mái trường Đa Phúc thân yêu”- thầy hiệu trưởng nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
  • Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh: Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mê Linh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và ấn tượng, thu hút sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, học sinh và nhân viên ngành giáo dục trong khu vực. Những sự kiện này không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp trong ngành giáo dục Mê Linh.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên khối 1, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn): Rộn ràng Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO