Tôi nhớ mình của những tháng năm xa

Song Anh| 25/11/2019 15:18

Bước chân ngập ngừng đưa tôi về chốn cũ một buổi sáng vừa chớm mùa đông. So vai khẽ rùng mình vì cơn gió lạnh vừa thổi bay tà áo. Tôi đứng yên một chỗ, tựa lưng vào gốc cây phượng già, tai ngỡ nghe tiếng bạn bè cười vang vấn vít theo những tà áo dài trắng vừa ngang qua, rộn ràng theo những vòng xe cuốn theo những vạt lá phượng đã vàng, rụng đầy bên lề phố.

Tôi nhớ mình của những tháng năm xa

Bước chân ngập ngừng đưa tôi về chốn cũ một buổi sáng vừa chớm mùa đông. So vai khẽ rùng mình vì cơn gió lạnh vừa thổi bay tà áo. Tôi đứng yên một chỗ, tựa lưng vào gốc cây phượng già, tai ngỡ nghe tiếng bạn bè cười vang vấn vít theo những tà áo dài trắng vừa ngang qua, rộn ràng theo những vòng xe cuốn theo những vạt lá phượng đã vàng, rụng đầy bên lề phố.

Tôi đi lại con đường ngày xưa mỗi sáng đến trường. Trong veo là sương sớm, tinh khôi là áo trắng, hồn nhiên trong trẻo là lũ chúng tôi. Con đường dài vẫn đang ngái ngủ bỗng bị lùa thức dậy, sương sớm ngơ ngác nhìn, những thân phượng già giật mình thả lá rớt bay bay theo gió, vương cả vào tóc, vào mặt bọn áo trắng đang lao xao nói cười.

Hết con phố dài là ngơ ngác cỏ ven đường và hoa dại  dẫn lối vào trường ở ven đô. Tím những bông bìm bịp, tím những nụ tầm xuân theo tôi vào nằm trong ngăn bàn, nằm giữa trang vở. Cỏ lau hoa xuyến chi thành đồ trang trí đầy khung cửa sổ mỗi giờ văn. Những “ba đồng một mớ trầu cay”, những “anh yêu em đến nay chừng có thể…” nuôi lũ chúng tôi lớn khôn những xúc cảm đầu đời.

Tôi trở về, mở toang cánh cửa kí ức tháng 11 này đây. Trường nằm ven đô nên ngọt bùi những giờ thể dục là khoai lang đào trộm vùi trong cỏ khô, hì hụi phù má lên thổi lửa, lem luốc vệt đen dính trên má, bên mép. Là chua chát những quả khế non bọn con trai vặt trộm vườn nhà dân. Là cả một đàn gà được lùa vào lớp học, nháo nhác ngó nghiêng, cục tác cục ta. Là cả những bông lúa sắp trĩu mẩy được tuốt trộm, đứa con trai cài làm hoa trên tóc cho người bạn gái nó thầm thương…

Tháng 11 xưa ơi! Có ai còn nhớ không? Đứa nào đấy đang giờ học chui tụt xuống gầm bàn, bút mực tím nhỏ vào ngón chân đứa ngồi bên cạnh khi nó đang bị gọi đứng lên trả lời. Đứa nào đấy mang nhựa chuối, phấn mầu trét vào mép bàn cho đứa ngồi trên tựa lưng rồi dính tèm lem ra áo, đứa nào đấy làm những cái đuôi giấy viết nhăng nhít các từ rồi tìm cách gắn vào áo, vào lưng quần các thầy cô giáo, rồi ôm nhau cười va cả vào cánh cửa lớp, rách cả môi…

Tháng 11 này! Có ai còn nhớ thương về lúc tan trường? Rơm mùa gặt người ta phơi đầy hai bên lối. Cả bọn dừng lại quăng xe ngổn ngang giữa đường, ôm từng nắm rơm ụp vào đầu, vào người nhau rồi lăn lộn cười, rồi bàn nhau vờ như không thấy thầy giáo trẻ đẹp trai đang đi tới, vờ vô tình chẳng may ụp hết rơm vào đầu vào mặt thầy… những tiếng cười vang, lan theo gió, bay lên không trung theo những cọng rơm tung lên rồi rơi xuống…

Tháng 11 xưa... có hoa cúc quỳ nở vàng triền đồi lối ra Đồ Sơn, có lau trắng dập dềnh thành sóng mỗi khi cơn gió lướt qua, gửi lại những môi hôn. Ai có nhớ những chiều trốn học, cong lưng chở nhau trên những chiếc xe đạp, kéo nhau băng băng đổ dốc triền đê ven biển, đứa nọ níu đứa kia ngã cả một loạt, xước xát cả tay chân, đứa con gái nào ngồi khóc ngon lành vì rách áo, đứa con trai vụng về dỗ dành lau nước mắt…

Có ai nhớ bọn con trai trèo dừa hái trộm trái, để xe dưới gốc cây cho con gái trông chừng. Con gái quên mất là đang đi vặt trộm dừa, phấn khích reo hò khi những trái đầu tiên được hạ xuống. Tiếng ồn đánh thức bác bảo vệ đang ngủ trưa, con gái ôm dừa chạy, để lại xe đạp và bọn con trai cheo veo ở trên cây…

Sao bỗng nhiên tôi lại nhớ thương đến thế những ngày xưa khi vừa chớm đông về? Ngồi một mình quán vắng, vẫn lối chân tôi mỗi ngày qua, vẫn những guồng quay những vòng xe hối hả. Những ngày xưa hoài niệm đầy mà sao tôi chẳng thể quay về???

Tôi nhớ mình của những tháng năm xa... 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Tôi nhớ mình của những tháng năm xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO