Sân khấu

“Tình sử Thăng Long” - nhạc kịch Tết 2024 đến với khán giả

Mai Chi 05:46 15/02/2024

20 giờ mùng 6 và mùng 7 Tết Giáp Thìn (15 – 16/2), vở nhạc kịch đề tài lịch sử “Tình sử Thăng Long” sẽ ra mắt khán giả tại Nhà hát Bến Thành (Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Trailer giới thiệu nhạc kịch “Tình sử Thăng Long”.

“Tình sử Thăng Long” là dự án nghệ thuật đặc biệt, thể hiện sự kết hợp hiếm hoi và đầy bất ngờ giữa hai nhà sản xuất lớn trong ngành sân khấu Việt Nam nói chung và phía Nam nói riêng, đó là Sân khấu kịch Hồng Vân và Công ty giải trí Kim Tử Long do NSND Hồng Vân và NSƯT Kim Tử Long làm “bầu sô”.

kim-tu-long.jpg
NSƯT Kim Tử Long (vai Nguyễn Huệ).
hong-van.jpg
NSND Hồng Vân (vai chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền - mẹ công chúa Ngọc Hân).

Tác phẩm sân khấu do nghệ sĩ trẻ Hoàng Hải đảm nhận vai trò đạo diễn, cũng là sự “tiếp lửa” của những tên tuổi gạo cội để thế hệ trẻ tiếp nối kể lại những câu chuyện lịch sử bằng phong cách của chính những người trẻ, đầy sáng tạo nhưng cũng không kém phần hùng tráng.

“Tình sử Thăng Long phóng tác từ tác phẩm “Công chúa Ngọc Hân” của cố soạn giả Lưu Quang Vũ. Vở nhạc kịch Tình sử Thăng Long vẽ nên câu chuyện tình đầy chất thơ của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và nàng công chúa tài hoa Ngọc Hân, giữa những mưu toan đen tối, những rối ren thời cuộc và những trận chiến tranh đoạt quyền bính, thay triều đổi đại”, NSND Hồng Vân, chia sẻ.

3-trinh-trinh.jpg
NSƯT Trinh Trinh (vai Đô đốc Bùi Thị Xuân).
14.jpg
Vai công chúa Ngọc Hân do diễn viên trẻ Hoàng Yến đảm nhận.

Được biết, “Tình sử Thăng Long” có sự tham gia của hơn 70 diễn viên, trong đó có sự kết hợp của dàn diễn viên gạo cội kịch nói lẫn cải lương, như: NSND Hồng Vân (vai mẹ công chúa Ngọc Hân), NSƯT Kim Tử Long (vai anh hùng - vua Nguyễn Huệ), NSƯT Trinh Trinh (vai Đô đốc Bùi Thị Xuân), nghệ sĩ Hoàng Sơn (vai Nguyễn Nhạc), Bình Tinh (vai Mai, thị nữ của công chúa Ngọc Hân)… Đặc biệt, vai công chúa Ngọc Hân thuộc về diễn viên trẻ Hoàng Yến sau đợt tuyển chọn kỹ càng cho vở nhạc kịch.

Chia sẻ thêm về “Tình sử Thăng Long”, NSND Hồng Vân và NSƯT Kim Tử Long cho biết, toàn bộ trang phục cổ của vở nhạc kịch này được đầu tư thiết kế bởi các nhà tạo mẫu.

thanglong-3-2-.jpg

“Từ “phiên bản sinh viên” của Tình sử Thăng Long là vở Ai tư vãn - Uẩn khúc Ngọc Hân, chúng tôi đã hợp tác với thương hiệu Việt phục Hoa Niên với những người trẻ đam mê tìm hiểu và mong muốn đưa cổ phục Việt trở lại trong đời sống. Lần đồng hành này yêu cầu lại càng cao hơn. Toàn bộ phục trang của “Tình sử Thăng Long” đều được may mới, vừa bám sát lịch sử, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ sân khấu” - NSND Hồng Vân cho biết.

Ngoài phần trang phục, các đơn vị dàn dựng “Tình sử Thăng Long” phải đặt hàng các nhạc sĩ viết riêng phần nhạc. Với những gương mặt nghệ sĩ gạo cội và diễn viên trẻ tài năng, cùng sự đầu tư, chăm chút từ phần âm nhạc đến trang phục và nội dung, “Tình sử Thăng Long” được rất nhiều khán giả đón đợi, hứa hẹn đây sẽ là tác phẩm sân khấu “bom tấn” của mùa kịch Tết 2024 tại Việt Nam./.

Bài liên quan
  • “Bàn tiệc” sân khấu Hà Nội ngày xuân
    Tết đến xuân về, khi mọi người quây quần bên nhau, náo nức chờ đón thời khắc giao thừa thiêng liêng thì các nghệ sĩ, một số đơn vị sân khấu của Thủ đô vẫn tất bật dưới ánh đèn sân khấu. “Nhưng nếu không diễn vào Tết cũng buồn lắm vì lâu nay đã quen rồi. Xuân đến mà nghệ sĩ không đi diễn có khi lại có cảm giác bồi hồi, nhớ nhung đấy”, NSND Thu Huyền, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội bộc bạch.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội trở lại phong quang, sạch đẹp sau bão lũ
    Bão số 3 kèm mưa lớn trong những ngày qua làm ảnh hưởng nặng nề đến các công trình, cảnh quan đô thị, nhà cửa, cây cối… lực lượng chức năng, người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp, tái thiết để trả lại bộ mặt xanh, sạch đẹp cho thành phố.
  • [Podcast] Hoàng thành Thăng Long – Chứng nhân lịch sử lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày Giải phóng Thủ đô
    Vào lúc 15 giờ (10/10/1954), lễ chào cờ đầu tiên trong ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự tham gia của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và đông đảo người dân Hà Nội. Ngày 10/10/1954 trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam
    Hải và Thuỷ đang bê những thùng tài liệu lên xe chuẩn bị rời khỏi khách sạn, vừa đi Thuỷ vừa quay sang hỏi Hải: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
  • Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão lũ
    Sáng 15-9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
  • Huyện Sóc Sơn khắc phục hậu quả sau bão lũ
    Là một trong những địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của huyện Sóc Sơn trong đợt mưa lũ vừa rồi, người dân các thôn Hòa Bình, An Lạc của xã Trung Giã đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Đừng bỏ lỡ
“Tình sử Thăng Long” - nhạc kịch Tết 2024 đến với khán giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO