Đời sống văn hóa

“Bàn tiệc” sân khấu Hà Nội ngày xuân

Hoàng Anh 08/02/2024 20:14

Tết đến xuân về, khi mọi người quây quần bên nhau, náo nức chờ đón thời khắc giao thừa thiêng liêng thì các nghệ sĩ, một số đơn vị sân khấu của Thủ đô vẫn tất bật dưới ánh đèn sân khấu. “Nhưng nếu không diễn vào Tết cũng buồn lắm vì lâu nay đã quen rồi. Xuân đến mà nghệ sĩ không đi diễn có khi lại có cảm giác bồi hồi, nhớ nhung đấy”, NSND Thu Huyền, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội bộc bạch.

5-san-khau.jpg

Không khí Tết Giáp Thìn 2024 đang chạm ngõ mọi nhà, đó cũng là thời điểm một số đơn vị nghệ thuật của Thủ đô “đắt show” nhất. Với sân khấu Chèo Hà Nội, biểu diễn ngày Tết đã thành truyền thống của nhà hát trong mấy chục năm nay. Là một đơn vị nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, Nhà hát Chèo Hà Nội đã khẳng định được thương hiệu mỗi dịp xuân về. Rất nhiều nơi mong chờ, háo hức được xem các nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Hà Nội tới biểu diễn.

NSND Thu Huyền, Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Hà Nội giọng đầy phấn khởi cho biết, để chuẩn bị cho các kịch mục đầu xuân năm mới, Nhà hát Chèo Hà Nội lên kế hoạch trước đó vài tháng. Trong dịp Tết Nguyên Đán 2024, Nhà hát sẽ đem tới các hội làng của Thủ đô hai vở diễn: “Cung thương một khúc” (tác giả Bùi Vũ Minh, đạo diễn NSƯT Hoài Thu) và “Vòng đời duyên nợ” (tác giả Đức Minh, đạo diễn NSND Trịnh Thúy Mùi). Hai tác phẩm sân khấu chèo có nội dung phù hợp với các hội làng, mùa xuân mới, điển hình là “Cung thương một khúc” kể câu chuyện tình yêu trong sáng, hồn nhiên của Khóa Vũ - học trò nghèo với cô thôn nữ Thu Nguyệt, nhằm đề cao tình yêu đối với nghề hát.

1-san-khau.jpg
Một cảnh trong vở “Cung thương một khúc” của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Đặc biệt, từ đêm 30 Tết Giáp Thìn, Nhà hát Chèo Hà Nội đi diễn tại khu vực Văn Quán (quận Hà Đông) và đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm). “Mấy chục năm qua, Nhà hát Chèo Hà Nội đều có chiếu chèo tại đền Ngọc Sơn vào đêm giao thừa. Trong khi đó, từ mùng một đến mùng hai, các nghệ sĩ diễn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến mùng 3, Nhà hát biểu diễn khắp ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thành lân cận tại các hội làng. Trong 3 tháng đầu xuân, với 3 đoàn, Nhà hát Chèo Hà Nội biểu diễn rất nhiều”, NSND Thu Huyền cho biết.

Theo NSND Thu Huyền, đi diễn ngày Tết có cảm xúc rất đặc biệt. “Đi diễn nhiều nơi ngày Tết, các nghệ sĩ như được du xuân năm mới luôn vậy. Chỉ khác ngày Tết, khi người dân sum họp với gia đình thì nghệ sĩ đi… đi làm. Song đi làm ngày Tết, các nghệ sĩ chẳng nề hà vì đem niềm vui đến cho mọi người và người nghệ sĩ cảm thấy vui theo. Nếu không diễn vào Tết thì cũng buồn lắm vì bao lâu đã quen với điều này rồi. Xuân đến mà nghệ sĩ không đi diễn có khi lại có cảm giác bồi hồi, nhớ nhung đấy”, NSND Thu Huyền chia sẻ.
Trong khi đó, NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội cho biết, nhà hát vừa nâng cấp xong hệ thống tiêu âm, cách âm hiện đại để phục vụ khán giả tốt hơn. Xuân này, Nhà hát Kịch Hà Nội giới thiệu tới công chúng các vở diễn đã lên kế hoạch và được tổng duyệt từ cuối tháng 12/2023, đầu năm 2024. Tiêu biểu là vở kịch “Khoảng trống” (tác giả Anh Biên) được phục dựng lại, là tác phẩm sân khấu phản ánh cuộc đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân, cho gia đình, tuy lặng lẽ nhưng rất quyết liệt, âm thầm, gian khó, dữ dội của mỗi người, mỗi gia đình… Cùng với đó, là hai vở kịch mới gồm “Tướng quân Lê Hoàn” (tác giả Lê Quý Hiền, đạo diễn NSND Lê Hùng) và “Vòng tròn bội bạc” (tác giả Chu Lai, đạo diễn NSND Trung Hiếu).

“Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục dàn dựng các vở diễn cho thiếu nhi, triển khai chương trình biểu diễn sân khấu học đường theo đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới trong chương trình phổ thông, giai đoạn 2022 - 2030” đã được UBND Thành phố phê duyệt”, NSND Trung Hiếu chia sẻ thêm. Trước khi có kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn, học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông tại Thủ đô Hà Nội được thưởng thức các vở kịch mới do Nhà hát Kịch Hà Nội vừa dàn dựng gần đây gồm “Quẫn”; “Lời bà kể” theo sự tích cây nêu và “Mồ Côi xử kiện”; “Tinh thần thể dục” chuyển thể từ tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Trong không khí đầu xuân năm mới, Nhà hát Cải lương Hà Nội cũng đem tới khán giả vở “Truyền thuyết Triệu Trinh Nương” (tác giả Nguyễn Toàn Thắng, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn). Đây là vở cải lương kể về cuộc đời và sự nghiệp bà Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) - một trong những nữ anh hùng của lịch sử Việt. Cùng đó, Nhà hát Cải lương Hà Nội đã khởi dựng vở “Sóng dậy giữa vương triều” (tác giả kịch bản: Nguyễn Bạch Kim; chuyển thể cải lương: NSƯT Phan Ngọc Chi, đạo diễn NSƯT Hoàng Viện) về đề tài lịch sử.
Với Nhà hát Tuổi trẻ, từ đầu tháng Chạp, các nghệ sĩ của nhà hát sẽ chinh phục người xem bằng vở “Bến nước thời gian” (tác giả Tạ Xuyên, đạo diễn NSƯT Sỹ Tiến). “Bến nước thời gian” là tác phẩm sân khấu nhằm tri ân những người lính ngoài mặt trận và cả những thiệt thòi của người phụ nữ ở hậu phương, đề cao tấm lòng nhân hậu, vị tha của họ. Vở kịch giúp cho khán giả trẻ hiểu hơn, đồng cảm hơn trước sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt trong thời chiến.

Ngoài chèo, cải lương, kịch nói, một số nhà hát trên địa bàn Thủ đô như Nhà hát Múa rối Thăng Long, Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch biểu diễn vào dịp Tết với các tác phẩm, tiểu phẩm, tiết mục mang không khí vui tươi và gắn kết giữa văn hóa truyền thống với hiện đại. Qua đó, “bữa tiệc” sân khấu Thủ đô ngày xuân Giáp Thìn 2024 càng thêm thịnh soạn, giúp người dân có nhiều lựa chọn trong việc vui chơi, giải trí ngày Tết. Hơn nữa, việc sân khấu Thủ đô sáng đèn trong khoảng thời gian này cũng góp phần hình thành thói quen du xuân, đi lễ hội đầu năm kết hợp thưởng thức nghệ thuật tới người dân. Từ đó, các loại hình sân khấu truyền thống… có thêm sức bật trước sự bủa vây của những loại hình giải trí nghe nhìn thời đại mới.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
“Bàn tiệc” sân khấu Hà Nội ngày xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO