Mỹ thuật

Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung

Hà Oai 28/03/2025 17:00

Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.

z6438867040016_fc102db387f597ee404e326f637a66c4.jpg
Khách tham quan thưởng lãm hội họa của vua Hàm Nghi tại điện Kiến Trung.

Lần đầu tiên 21 tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi (Bút danh Tử Xuân – “Con trai của mùa xuân”) được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) do Tạp chí Art Republik Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm “Trời, Non, Nước | Allusive Panorama”. Mỗi bức tranh mở ra một mảnh ghép trong thế giới nội tâm của vua Hàm Nghi và từng xuất hiện trên thị trường nghệ thuật Pháp, chủ yếu từ các bộ sưu tập tư nhân được các giám tuyển Ace Lê, Lân Tinh Foundation phối hợp cùng Tiến sĩ Amandine Dabat (Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi) lần theo dấu vết thời gian, tìm kiếm, xác tín, thẩm định, phục chế theo chuẩn quốc tế.

Các tác phẩm được quy tụ từ 10 bộ sưu tập tư nhân và là lần đầu tiên được trưng bày ở Việt Nam để chào đón công chúng yêu nghệ thuật trong khắp cả nước từ ngày 25/3 - 6/4/2025.

Những tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi trưng bày tại điện Kiến Trung.

z6438274558961_323fd7858cfe0b8c5ad54982bcb2f761.jpg
Tác phẩm Quang cảnh dinh thự ở El Biar (1901).

Giữa cái nóng mùa hè của Algeria, vua Hàm Nghi dựng giá vẽ trên đồng để họa lại ngôi nhà của mình là biệt thự Hiên Tùng. Bức tranh là một trong số ít những tác phẩm còn lại mô tả về kiến trúc của công trình với hình ảnh cây được đặt ở tiền cảnh là đặc trưng trong tranh của vua Hàm Nghi sử dụng tông màu nâu đất đa sắc độ, vua Hàm Nghi đã bắt được hiệu ứng của ánh nắng chói chang trên cánh đồng và cây đại thụ tỏa bóng râm dịu mát, những nhành cây vươn cao và che chở cho dinh thự màu trắng ở hậu cảnh đang chìm trong ánh nắng.

z6438294753110_c9e0575a6e3a39d8a768b9a0dd0ed8a9.jpg
Phong cảnh Algeria (1902).

Trong bức tranh theo trường phái ấn tượng này, vua Hàm Nghi đã vận dụng độ trong của không khí cùng với cái nắng mùa đông gay gắt ở Algeria. Những nét cọ dọc và xiên đan xen vào nhau tạo nên hiệu ứng chuyển động trong tranh, hướng ánh nhìn người xem về phía đường chân trời.

z6438319480657_7a598a1de4dc65169be3d85344576393.jpg
Cánh đồng lúa mỳ (1913).

Trên cánh đồng lúa mỳ, màu nâu hồng của những bông lúa trải rộng như một tấm thảm làm nổi vật thân cây con với tán lá rạng rỡ dưới nắng vàng. Ở hậu cảnh, hàng cây cao với tông màu tối hơn tạo nên sự phân tách rỗ rệt với bầu trời không gợn mây, sự tương phản này là điểm khiến cho bức tranh trở nên thú vị và độc đáo.

z6438334146321_f93925498fd58e07f087e5940fa633bb.jpg
Đàn gia súc trên đồng cỏ (1910).

Quang cảnh rộng lớn trong tranh tương phản với đàn gia súc bé nhỏ. Chủ thể của bức tranh là ánh sáng và những hiệu ứng quang học lên quang cảnh đồng nội, hàng cây tương tác với ánh nắng và bóng râm tạo nên vẻ đối lập với bầu trời trong trẻo.

z6438353955980_78f9bfb9bec8274134e03551f306c2cc.jpg
Phong cảnh với cây Bách (1906).

Cuối tháng 8 năm 1906, vua Hàm Nghi cùng gia đình đi nghỉ tại Menthon-Saint-Bernard bên bờ hồ Annecy. Vua Hàm Nghi viết trong thư rằng ông ưa thích biết bao không khí dịu mát và bình yên nơi đây, ông đã khắc họa bức phong cảnh ven hồ với dải màu hài hòa và ánh sáng khuếch tán.

z6438419559009_881282babc8424c491fa93c35cf975f6.jpg
Còn đường mùa xuân (1910).

Bức tranh này miêu tả một con đường mòn ở vùng quê. Họa sỹ chơi đùa với sự tương phản giữa sắc xanh lục rực rỡ của đồng cỏ và sắc trắng của con đường đang đối thoại với bầu trời sáng, quang cảnh ngập tràn ánh nắng khiến tán lá trở nên lấp lánh, tỏa bóng râm lan dần. Theo bước chân của những họa sỹ trường phái Barbizon, vua Hàm Nghi đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.

z6438433724778_f87bfbe25f96020cb8672e472c7c0530.jpg
Vườn táo nở hoa (1910).

Trong bức tranh này, vua Hàm Nghi miêu tả một vườn cây ăn quả đang độ ra hoa, hoa táo trắng muốt hòa nhịp cùng mây trắng trên cao giữa nền trời xanh trong. Tông màu trong tranh nhẹ bẫng, màu nâu hồng của đồng cỏ hướng ánh nhìn của người xem về phía những ngọn đồi xa xa.

z6438453549474_29eb73e45f0b5740de86c7dc731977b2.jpg
Rặng Bạch Dương (1910).

Trong bức tranh này, bầu trời gần như trong suốt và sắc xanh nhạt của đồng cỏ khiến hàng Bạch Dương (chủ thể chính của bức họa) trở nên nổi bật. Vua Hàm Nghi tìm hiểu ánh mặt trời dội lại từ hàng cây với sự chuyển màu duyên dáng giữa sắc vàng và xanh lục hút mắt người xem, bối cảnh được thể hiện rõ bởi bóng cây trên triền cỏ với ngọn đồi thấp thoáng phía xa tầm mắt.

z6438474384027_20add4aeb49b0026807751052167ff0f.jpg
Lùm cây (1910).

Khi vẽ phong cảnh điều cốt yếu mà vua Hàm Nghi chú trọng là ấn tượng về những gì hiện lên trước mắt ngài. Chủ thể trong tranh ngài thường không quá chi tiết như có thể thấy ở đây với khối cây nổi bật trên nền trời sáng, họa sỹ trường phái ấn tượng Claude Monet là người tiên phong tập trung vào lối biểu đạt này, vua Hàm Nghi đã được truyền cảm hứng mãnh liệt từ các tác phẩm của ông.

z6438490199348_3ccd3393cc50f525a6e7c53fd2f67509.jpg
Đường mòn rợp bóng Bạch Dương (1910).

Trong bức tranh này, mảng tối của hàng Bạch Dương nổi bật trên nền trời dù phủ đầy mây trắng vẫn vầng sáng. Với tác phẩm này, vua Hàm Nghi tiếp tục khám phá sự tương phản và nghiên cứu về các hiệu ứng ánh sáng vốn là chủ đề yêu thích của ông.

z6438510072440_7ba73196b80ff9c14302c0e268867789.jpg
Đường làng (1910).

Vua Hàm Nghi miệt mài vẽ quang cảnh Vichy, một nguồn cảm hứng và khám phá nghệ thuật bất tận. Trong bức tranh này các đường cận viễn cho phép họa sỹ làm nổi bật cách bầu trời len lỏi qua những ngọn cây và cách tán lá chơi đùa với ánh sáng. Từ đó, vua Hàm Nghi đã nắm bắt và truyền tải đến người xem cảm giác làn gió vi vu khắp vùng nông thôn.

z6438532475134_bb40658f4c787b3ee99452314b65d46b.jpg
Đồng quê và những bông hoa màu lam (1906 – 1908).

Với bức tranh phong cảnh theo trường phái ấn tượng này, người xem như được đắm mình vào thảm thực vật xanh tốt dưới nét cọ phóng khoáng. Các lỗ đinh ở bốn góc tranh cho thấy bức tranh đã được vẽ en plein air (trực họa ngoài trời), đây là loại ghim hai đầu được sử dụng khi vận chuyển hai bức tranh để tránh việc mặt trước tiếp xúc với nhau.

z6438550003961_5b3767c20c7d7d9af595cb40faa3a20d.jpg
Bên bìa rừng (1910).

Nghệ sỹ vua đùa cùng ánh nắng rơi trên tán lá của một cây lớn bên thềm rừng, trên mặt đất những giọt nắng điểm xuyết trên thảm cỏ và con đường tạo nên sự tương phản khiến cho không khí bức tranh trở nên ngọt ngào và ấm áp. Họa sỹ đặt người xem ở điểm nhìn nội tâm của ông hướng tới khu rừng , truyền tải cách một chiếc lá cũng có thể lấp đầy khoảng trống trong ông.

z6438580670033_f3fe85fcd06c53a77d5f6a7a4a434154.jpg
Bình minh trên hồ (1910).

Trong bức tranh này vua Hàm Nghi thử nghiệm với ánh sáng của bầu trời tươi tắn, hình ảnh phản chiếu trên mặt nước và sự đối lập với mảng lớn chìm trong bóng tối của bờ hồ với hàng cây bao quanh, kỹ thuật tương phản sáng tối này nhấn mạnh sự tương tác của ánh sáng giữa bầu trời và mặt nước. Đây cũng là một kỹ thuật mà vua Hàm Nghi đặc biệt yêu thích sử dụng trong nghiên cứu về những hiệu ứng của ánh sáng.

z6438609470665_cd37a9b2b9a17ffdd429481f50ae0779.jpg
Hồ trên dãy Alps (1900 - 1903).

Bên ven hồ họa sỹ miêu tả bầu không khí trong vắt, sự tương tác của những hình ảnh phản chiếu giữa trời và nước bằng nét chuyển tinh tế của xanh lam (màu chủ đạo) và xanh lục (nhấn nhá với điểm xuyết vàng). Bức tranh có bố cục như một tấm bưu thiếp: đường trung tâm ở giữa chia toan ra làm đôi nhưng bị ngắt quãng bởi một đường chéo, đặt người xem vào góc nhìn của người thứ ba. Các lớp màu đều mỏng đến mức có thể nhìn thấy được chất liệu của bề mặt toan.

z6438626441607_e64d7ae5e9045a830e3264893764b7cc.jpg
Phác họa một buổi hoàng hôn (1910).

Bản phác thảo này cho người xem thấy rõ hơn kỹ thuật của vua Hàm Nghi khi ông vẽ ký họa để bắt trọn những rung động của mình trước cảnh hoàng hôn. Lối vẽ của vua Hàm Nghi mang phông cách của trường phái ấn tượng, ông tập trung vào hiệu ứng ánh sáng, những khoảnh khắc thoáng qua của cảnh sắc thiên nhiên để truyền tải cảm xúc của mình.

z6438752470009_3bd7e4fc5b4f6078137dcf23486ee648.jpg
Sự phản chiếu (1910).

Vua Hàm Nghi đam mê nghiên cứu ánh sáng, tính trong suốt của nước và những phản chiếu trên mặt nước. Bức tranh miêu tả ao nước nhỏ với cây cối bao quanh được khắc họa bởi những phổ nâu, đất son, lục và lam. Bầu trời và tán lá xanh rậm rạp được phản chiếu trên mặt nước êm ả. Cách họa sỹ nắm bắt ánh sáng qua những mảng sáng tối tương phản giúp ta cảm nhận chiều sâu và sự um tùm, rậm rạp của những bụi cây.

z6438775510297_f4e3601251abc1c520e27b9faa9738a4.jpg
Hoàng hôn trên đồng cỏ (1911).

Bức phong cảnh này là một ví dụ tiêu biểu cho cách vua Hàm Nghi vận nét ánh sáng. Hoàng hôn dần buông nhuộm bầu trời trong sắc vàng, hồng và tím hoa cà. Họa sỹ vẽ những làn mây vắt ngang, dệt nên hiệu ứng ráng chiều ngũ sắc. Hàng cây ở hậu cảnh tạo nên một dải tối màu trước đồng cỏ hẵng còn đương sáng. Đàn bò chỉ được phác họa sơ qua, chính ánh nắng phản chiếu trên lưng chúng đã mê hoặc họa sỹ.

z6438795434519_396436ef66eebbc9adea9af9389cfaef.jpg
Dòng sông chiều hè (1909).

Các đường cận viễn trong tranh cho phép vua Hàm Nghi làm nổi bật bầu trời phản chiếu trên mặt nước trong âm hưởng của màu xanh lam và mép cỏ ở tiền cảnh đối thoại với hàng cây phản chiếu bên bờ đối diện. Quang cảnh bờ sông tạo cho vua Hàm Nghi cơ hội được quan sát bầu trời, hiệu ứng của ánh sáng lên mặt nước, sự phản chiếu của cây cối và tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên.

z6438813329882_c6cce5eefa82e54f6adcb4c5b14675b1.jpg
Bờ hồ rợp bóng cây (1920).

Tác phẩm nay là một trong những bức tranh cuối cùng của vua Hàm Nghi được vẽ vào khoảng tập niên 1920, thời điểm cựu hoàng lưu vong chủ yếu tập trung vào điêu khắc. Tranh ông chịu ảnh hưởng từ trường phái Hậu ấn tượng mà ông đã khám phá trong các chuyến đi đến Pháp. Hồ Geneva đã trở thành một trong những chủ thể yêu thích nhất của vua Hàm Nghi sau khi ông trải nghiệm vài mùa hè ở Esvian.

z6438966095866_e16116558dc2eb432fce2224fccac5e2.jpg
Tác phẩm "Cây sồi vĩ đại" của vua Hàm Nghi.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Triển lãm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh"
    Phiên bản đặc biệt của bức tranh “Liên hoa tịnh cảnh”, tranh sen của cư sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại Lotus Art Gallery Van Phuc, Hà Nội.
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 24/6/2025 tới, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO