Mỹ thuật

Hơn 20 bức tranh phong cảnh của vua Hàm Nghi sẽ được giới thiệu tại Điện Kiến Trung (Huế)

Thụy Phương 08:54 21/02/2025

Vào cuối tháng 3/2025, Điện Kiến Trung (Đại Nội Huế) sẽ trở thành điểm hẹn nghệ thuật khi triển lãm "Trời, Non, Nước Allusive Panorama" chính thức ra mắt công chúng. Triển lãm giới thiệu 20 bức tranh phong cảnh sơn dầu nguyên bản do vua Hàm Nghi sáng tác trong những năm bị lưu đày, với quy mô lớn nhất cho tới nay.

Triển lãm là kết quả hợp tác giữa Tạp chí Art Republik Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Pháp tại Việt Nam. Sự kiện được đồng giám tuyển bởi nhà nghiên cứu mỹ thuật Ace Lê và Tiến sĩ Amandine Dabat – hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.

Vua Hàm Nghi và những tác phẩm hội họa của ông trong những tháng ngày lưu vong. (Ảnh tư liệu)
Vua Hàm Nghi là người đóng vai trò tiên phong trong buổi bình minh của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Là một nhân vật lịch sử gắn liền với phong trào Cần Vương, vua Hàm Nghi không chỉ được biết đến với vai trò nhà lãnh đạo yêu nước mà còn là một họa sĩ tài năng. Ông là một trong hai họa sĩ Việt Nam đầu tiên (cùng với Lê Văn Miến) được đào tạo theo phương pháp hội họa hàn lâm phương Tây. Tranh của ông mang phong cách ấn tượng kết hợp với cảm hứng dân tộc, phản ánh nỗi nhớ quê hương và sự phản kháng ngầm trước những áp bức trong thời gian bị lưu đày.

Các tác phẩm trong triển lãm lần này được hồi hương từ 10 bộ sưu tập tư nhân, trải qua quá trình thẩm định, bảo quản và phục chế bởi các chuyên gia hàng đầu. Việc trưng bày tranh tại Điện Kiến Trung – một công trình tiêu biểu của kiến trúc cung đình Huế – mang ý nghĩa sâu sắc, như một lời tri ân đến vị vua yêu nước và cũng là cơ hội để công chúng trong nước chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

hn01_vua-ham-nghi-phong-canh-voi-cay-bach-menthon-saint-bernard-1906-27-x-40.5-cm-son-dau-tren-toan-nguon_-ka-mondo-.jpg
Tác phẩm “Phong cảnh với cây bách” (1906, sơn dầu trên toan) của vua Hàm Nghi.

Triển lãm diễn ra trong hai tuần từ ngày 25/3/2025, trùng với thời điểm Huế đăng cai Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025. Đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2025) và đánh dấu sự kiện Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Những yếu tố này góp phần đưa triển lãm trở thành một sự kiện văn hóa quan trọng trong bối cảnh phát triển du lịch và bảo tồn di sản của cố đô Huế.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhấn mạnh: "Việc tổ chức triển lãm tranh của vua Hàm Nghi không chỉ góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu rõ hơn về lịch sử và giá trị di sản của đất nước. Đồng thời, đây là một bước đi quan trọng nhằm khẳng định vị thế của Huế như một trung tâm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của Việt Nam".

hn21_vua-ham-nghi-canh-dong-lua-mi-1913-31-x-39-cm-son-dau-tren-toan-nguon_-lynda-trouve-_.jpg
Tác phẩm “Cánh đồng lúa mì” (1913, sơn dầu trên toan) của vua Hàm Nghi.

Không chỉ là không gian trưng bày tác phẩm hội họa, triển lãm còn mở ra cơ hội để công chúng giao lưu, tìm hiểu sâu hơn về quá trình hồi hương tranh, công tác giám tuyển và bảo tồn di sản nghệ thuật. Đặc biệt, sự kiện có sự tham gia của Tiến sĩ Amandine Dabat – tác giả cuốn sách "Hàm Nghi – Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ tại Alger", vừa được xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 2024. Những chia sẻ của bà sẽ giúp người xem có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của vị hoàng đế – họa sĩ tài hoa./.

Bài liên quan
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
(0) Bình luận
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Triển lãm bức tranh sen "Liên hoa tịnh cảnh"
    Phiên bản đặc biệt của bức tranh “Liên hoa tịnh cảnh”, tranh sen của cư sĩ, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại Lotus Art Gallery Van Phuc, Hà Nội.
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 24/6/2025 tới, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
  • Tranh vẽ tại cuộc thi "Rực rỡ Việt Nam" sẽ được trưng bày ở nước Pháp
    Qua hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được gần 1.000 bức tranh đến từ trẻ em Việt Nam sống ở 17 quốc gia, chia làm 2 bảng theo hai khung lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Bộ Y tế thu hồi toàn quốc 2 loại kem đánh răng phổ biến trên thị trường
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành các quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 2 sản phẩm kem đánh răng do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
  • Công khai địa chỉ, đường dây nóng tại các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường
    Ngày 4/7, Trung tâm Phục vụ hành chính công (UBND thành phố Hà Nội) ban hành Thông báo số 195/TB-TTPVHCC công khai các điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hơn 20 bức tranh phong cảnh của vua Hàm Nghi sẽ được giới thiệu tại Điện Kiến Trung (Huế)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO