Thú ăn đêm của người Hà Nội

Hanoingaynay| 28/09/2020 07:58

Nếu ai từng lang thang khắp phố phường Hà Nội về đêm sẽ hiểu, nhịp sống nơi đây không phút giây ngưng nghỉ. Đêm ở Thủ đô không quá ồn ào, phô trương nhưng cũng không kém phần sôi động với những hàng quán và món ăn hấp dẫn. Ăn đêm không chỉ là thú vui, mà còn là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Hà Nội.

Thú ăn đêm của người Hà Nội
Phố Tạ Hiện - một điểm ăn chơi về đêm, thu hút đông du khách của Hà Nội.

Trong cuốn Bâng quơ một thời Hà Nội, nhà văn Đỗ Phấn khẳng định: “Ăn đêm là một nét sinh hoạt mang tính toàn cầu của thị dân hầu hết các thành phố lớn”. Cũng trong cuốn sách này, thú ăn đêm của người Hà Nội được Đỗ Phấn đặc tả như một nét văn hóa lâu bền bởi nó có chiều dài lịch sử gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Một Hà Nội thời còn thiếu thốn nhưng “nết ăn” cầu kỳ, thanh lịch theo một nét riêng: “Quãng chín mười giờ tối, những hàng bánh khúc, xôi, bắt đầu lanh lảnh tiếng rao vỉa hè. Vài ông bán phở xe đẩy cũng rục rịch ra đường. Tiếng bấm kéo gọi khách của hàng nộm bò khô râm ran góc phố hồ Hoàn Kiếm cùng với những mẹt ngô nướng thơm lừng khói bếp. Lạc rang, ngô rang uể oải những tiếng rao cuối cùng. Hàng cơm rang đẫm mỡ với dưa cải muối chua trước cửa Sở Văn hóa đường Đinh Tiên Hoàng cũng bắt đầu dọn quang gánh ra. Vài công nhân tan ca ghé vào. Đám văn nghệ sĩ nghèo nhâm nhi chén rượu trắng đựng trong cốc quả hồng cạnh đó...”.

Bước qua thời gian khó với những món ăn đêm đa phần chỉ dành cho người lao động làm ca về muộn tạt vào bên đường ăn uống qua loa, giờ đây ăn đêm là thú vui của mọi giới, mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp. Người Hà Nội giờ ăn đêm không chỉ để cho đỡ đói. Thay vào đó, ăn đêm trở thành thú vui, là cái cớ để bạn bè gặp gỡ, giãi bày sau những giờ làm việc căng thẳng. Hà Nội về đêm, vì thế, không xô bồ như cuộc sống hối hả ban ngày mà sâu lắng, nhộn nhịp theo một cách riêng.

Thú ăn đêm của người Hà Nội
Phở gánh phố Hàng Chiếu chỉ bán từ 3h sáng nhưng lúc nào cũng đông khách.               

Làm nên sự sôi động cho ẩm thực đêm Hà thành có sự góp mặt của vô vàn món ăn khác nhau, từ những món ăn “chơi chơi” như ốc, mực nướng, nem chua rán, nộm, trứng cút lộn... cho đến những món điểm tâm làm ấm lòng những người đang cồn cào đói như cháo, bún, phở, bánh mì... Hà Nội có hẳn những con phố bán hàng ăn đêm chuyên biệt. Người Hà Nội quen với hàng ăn đêm “của mình”, ít khi vào quán lạ. Thông dụng hơn cả là phở, “thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng ở Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” - như nhà văn Thạch Lam từng khẳng định. Có lẽ vì thế mà các quán phở đêm có ở khắp nơi: Phở Thìn “Lò Đúc”, phở Thìn “Bờ Hồ”, phở “mậu dịch” Lý Quốc Sư, phở “Thịnh” Tôn Đức Thắng... Nổi tiếng nhất trong “làng phở đêm” có lẽ là quán phở gánh Hàng Chiếu, mở bán từ 3h sáng đến khi hết khách. Hành trang làm nghề của chủ quán rất đơn giản, vỏn vẹn đôi quang gánh đựng nồi nước dùng, thịt bò tái, chín, sốt vang và vài chiếc ghế nhựa. Chẳng cần cửa hàng hay biển hiệu nhưng nhiều người vẫn đứng chờ bà chủ dọn hàng để được thưởng thức. Bát phở nóng, miếng thịt bò vừa vặn, bánh phở mềm, hành mùi thơm nức khiến những ai đi qua khó có thể kiềm chế. Quán phở nổi tiếng về đêm khác là hàng phở Thìn ở số nhà 13 phố Lò Đúc. Bánh phở mỏng tang và dẻo, thịt bò xào lăn mềm và nước dùng trong vắt, ngọt đậm vị xương bò ninh khéo. Giản dị thế thôi nhưng để ăn được một bát phở ở đây có khi phải xếp hàng. Người Hà Nội trong “cái sự ăn” cũng cầu kỳ đến lạ.

Sau phở, cháo cũng là một món ăn khó bỏ qua khi nhắc đến món ăn đêm Hà Nội. “Bản đồ” cháo được đánh dấu bằng những cái tên nổi tiếng như hàng cháo trên phố Trần Quý Cáp, ở khu vực Cửa Nam, ngõ Cấm Chỉ hay hàng cháo gà bà “Quát” ở phố Lý Quốc Sư... Cháo đêm Hà Nội có nét thú vị riêng, thường được nấu đặc chứ không loãng như nhiều nơi khác. Gạo thường dùng là loại đã được ngâm trước, giã dập, đun nhỏ lửa cho cháo quánh lại. Không chỉ hấp dẫn bởi vị ngọt của thịt, cháo đêm Hà Nội đậm đà hương thơm hành hoa, tía tô, vị cay nồng của hạt tiêu, ớt bột... Nổi tiếng về cháo khuya phải nhắc đến quán của chị Huyền Anh ở gần khu vực ẩm thực chợ Đồng Xuân. Không gian chưa đầy 15m2 nhưng quán của chị lúc nào cũng đông khách. Quán mở từ 18h hôm trước đến 2h ngày hôm sau nhưng thời gian đông khách nhất chỉ kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ (từ 21h đến 22h và từ 24h đến 2h).

Thú ăn đêm của người Hà Nội
Gà tần phố Tống Duy Tân - món ăn được nhiều người ưa thích.

Nhắc đến thú ăn đêm, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến phố Tống Duy Tân và ngõ Cấm Chỉ, những điểm ăn uống về đêm quy tụ nhiều món ăn như gà tần, cơm đảo gà rang, phở bò “đường tàu”, bánh cuốn, chim quay... Đi dọc phố nhỏ, ngõ nhỏ, dù từ bất cứ hướng nào cũng có thể cảm nhận được sự nhộn nhịp và mùi thức ăn thơm nức.

Còn một nơi nữa thường được giới trẻ nhắc đến, đó là ngã tư phố “Tây” Tạ Hiện. Tại đây, từ 18h đến nửa đêm được xem là “giờ vàng” của “bia hơi bình dân”. Bia ở đây không được xếp vào dạng thơm ngon nức tiếng nhưng nhờ giá rẻ cùng không gian thoáng đãng, phong cách phục vụ chu đáo, con phố này vẫn là sự lựa chọn số một cho những “tín đồ” bia hơi, trong đó có khá đông du khách nước ngoài. Với một số người, sức hấp dẫn của “ngã tư quốc tế” là ở sự sôi nổi, trẻ trung, nhiều món ăn vặt phong phú, hấp dẫn, giá rẻ hơn nhiều nơi khác. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến họ có thể ngồi thâu đêm ở đây.

Các món ăn đêm ở Hà Nội ngày một đa dạng hơn. Dọc phố Hàng Bồ đến đầu Lương Văn Can là các hàng mực nướng, ốc luộc. Đồ ăn được bày trên các mẹt nan nhỏ. 5 - 7 người mua vài con mực nho nhỏ cùng đồ uống và ngồi lai rai. Dọc phố Lãn Ông, phố Cầu Gỗ là các quán bún thang, phở trộn, mì vằn thắn... Trong góc phố Gầm Cầu ngào ngạt mùi lòng nướng, bò nướng. Qua ngõ Tạm Thương sẽ có nem chua rán, qua phố Tố Tịch có ngay cốc hoa quả dầm, qua đầu phố Hàng Than là được ăn bát bánh trôi tàu nóng hổi... Đặc biệt, người ăn đêm có một cái thú là được ngắm cảnh vật phố đêm. Người ta “thưởng thức” nó có khi nhiều hơn món ăn. Đó có thể là một con đường hun hút dài. Một vòm cây lao xao tiếng lá. Vài ngọn gió lẻ loi vỗ về oi bức phố phường. Để mà nhớ, để mà thương hơn thành phố nơi mình đang sống...

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Thú ăn đêm của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO