Thơ Ngọc Lê Ninh - Có một thời trai như “cây bàng trụi lá khóc dài mùa đông”

Bế Kim Loan| 12/09/2017 09:11

Mấy năm gần đây, tác giả thơ trẻ Ngọc Lê Ninh thường xuất hiện trên sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám với cặp kính cận dày cộp và bộ điệu khá thư sinh. Anh là Tiến sĩ khoa học ngành Tài nguyên - Môi trường.

Với Ngọc Lê Ninh, chỉ đọc tên tập thơ riêng của anh đã thấy cá tính là lạ, hay hay của người thơ: nào là “Vỡ cùng hy vọng” (NXB Hội Nhà văn, 2016), rồi đến “Chưa thể đặt tên” (NXB Hội Nhà văn, 2017). Cái gọi của tâm trạng, của tình cảm một thời yêu đương không đầu không cuối, lặng thầm yêu và lặng thầm chờ đợi, không thiếu si mê, không thiếu giận hờn. Kẻ nhút nhát là anh mượn cây bàng than thở:

Mấy mùa cành tỏa bóng râm
Mấy mùa than thở ướt đầm dưới mưa
Mấy mùa nhóm lửa say sưa
Mấy mùa thương nhớ mấy mùa đợi ai
(Cây bàng thương nhớ -Tập thơ “Chưa thể đặt tên”)

Cái đáng quý là thời gian cũng trôi đi mất cùng hy vọng, cho cay đắng thốt lên lời:

Cây bàng tôi đó thời trai
Chờ em trụi lá khóc dài mùa đông
(Cây bàng thương nhớ -Tập thơ “Chưa thể đặt tên”)

Nhưng tình yêu của gã trai thời đôi mươi thì không có chỗ cho sự rút kinh nghiệm, không có chỗ cho sự sợ hãi bởi thất tình. Những si mê hồn nhiên của tuổi trẻ cứ bung tỏa, dầu nhận về chỉ “nỗi đau”, “sụt vỡ”. Anh như con đê say tình trước dòng sông em vô tình, hờ hững, nhận về cay đắng riêng mình:

Có những mùa cháy khát nắng về
Đê nứt nẻ bên dòng sông đầy nước
Sông có hiểu cho lòng đê sao được
Nên cứ vô tình mang nước đổ biển khơi
(Con đê và dòng sông – Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng”)

Những hẫng hụt trong tình yêu biến Ngọc Lê Ninh thành thi sĩ. Trước tình yêu, dù là đấng nam nhi, cũng không tránh khỏi có lúc yếu mềm không thể giấu:

Chấm vào đêm bằng ngòi bút tin yêu
Nghe răng rắc đời anh gãy ngọn
Em thiếu vắng thơ anh òa khóc
Đêm lăn tròn nỗi nhớ vào em
(Nỗi nhớ lăn tròn – Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng”)

Hạnh phúc, mừng vui tưởng tình yêu được hồi đáp:

Dán mắt đọc thư em
Nghe bong từng con chữ
(Đêm tuột dây – Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng”)

nhưng tỉnh ra chỉ còn thất vọng, lạnh lẽo, cô đơn:

Con chữ bò ra tay
Chạy vào tim trốn rét
Em đi tình anh chết
Theo bút hồn thơ bay
(Đêm tuột dây – Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng”)

Tình yêu chơi trò đuổi bắt khiến trái tim anh hơn một lần mừng hụt, hơn một lần đau. Và chàng trai thường hay lỗi nhịp trong tình yêu là anh lo sợ nếu một ngày “đánh mất tình yêu”. Thì anh vẫn cố gắng tìm lại, dầu phải đối diện với nghịch cảnh:

Thì khi đó hồn anh thành ngọn gió
Chạy giữa hàng cây nơi ta đứng chờ trông
Theo em bước bên chồng không ngoái lại 
Để cát bay mù mịt cả trong lòng
(Hồn anh – ngọn gió - Tập thơ “Chưa thể đặt tên”)


Cái giả thiết anh tự đặt ra kia có hơi xa xôi một chút nhưng cũng chỉ để chứng minh cho tấm lòng của kẻ chung tình mà thôi. 
Cái tình của Ngọc Lê Ninh có cái ào ạt, dữ dội của Xuân Diệu nhưng vẫn rất riêng mình. “Khi tình yêu vùng dậy” thì như có động đất, như có sóng thần. Khát yêu và được yêu, sự hòa hợp của tâm hồn và thể xác có sức mạnh phi thường làm sao, không chỉ khiến:

Đêm vỡ tan thành ngày
mà còn khiến:
Đứt mình hòn đá trôi
Rách bươm màn vũ trụ
(Khi tình yêu vùng dậy – Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng”)

Thiên nhiên trong thơ anh cũng rất tình, cũng bạo liệt không kém:

Mây sà xuống đồi non hôn hối hả
Áo thu rơi bờ cỏ đẫm sương mù
(Áo thu rơi – Tập thơ “Chưa thể đặt tên”)

Gió nhẹ nhàng cởi áo nõn nà trăng
Chim khe khẽ rúc mình trong khóm lá
Nghe hạnh phúc mưa trong miền yên ả
Tình dâng dâng ngập ngập buổi yêu đầu
(Đêm thứ 3 – Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng”)

Đi qua thời trẻ trai đầy si mê, nông nổi, Ngọc Lê Ninh đã không còn là cây bàng trụi lá cô đơn trong mùa đông tình lạnh lẽo nữa, cây tình yêu trong anh đã đơm hoa và cho mùa quả ngọt. Bài thơ “Chưa thể đặt tên” anh viết tặng người bạn đời của mình, vẫn nóng hổi của trái tim giàu nhịp yêu thương, vẫn sâu sắc, lắng bồi phù sa tốt tươi cánh đồng mê đắm:

Bài thơ tình anh viết tặng riêng em
Dài vô hạn giấy mực nào cho đủ
Nên anh viết bằng con tim không ngủ
Mực yêu thương là máu chạy quanh người

Bài thơ này anh viết đã lâu rồi
Tìm lật lại trang đầu không thấy được…
(Chưa thể đặt tên - Tập thơ “Chưa thể đặt tên”)

Khúc tình yêu đi qua năm qua tháng, qua thăng trầm, mặn nhạt cuộc đời để trở thành bất diệt, vượt qua hữu hạn đời người song hành cùng năm tháng:

Bài thơ này anh viết đến mai sau
Khi hai đứa đã nằm im dưới cỏ
Nhưng em ơi! Tình hai ta vẫn thở
Nhịp yêu thương khuấy động dải thiên hà
(Chưa thể đặt tên – Tập thơ “Chưa thể đặt tên”)

Ngoài tình yêu lứa đôi, hy vọng tình yêu trong Ngọc Lê Ninh là mãi mãi, với con người, với cuộc đời!. 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Thơ Ngọc Lê Ninh - Có một thời trai như “cây bàng trụi lá khóc dài mùa đông”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO