Tác giả - tác phẩm

Thi Hoàng: “Nước mắm thành hương của tư duy”

Nhà thơ Vũ Quần Phương 15:49 15/09/2023

Nhà thơ Thi Hoàng tên thật là Hoàng Văn Bộ, sinh ngày 5/5/1943 tại Vĩnh Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông làm việc nhiều năm ở Sở Văn hóa và Hội Văn nghệ Hải Phòng, hiện đã về hưu và vẫn viết ở Hải Phòng.

nha-tho-thi-hoang.jpg

Thi Hoàng làm thơ vào thời kỳ máy bay Mỹ oanh tạc ác liệt miền Bắc. Hai câu thơ viết về thiên nhiên thời chiến: bầu trời gan góc xanh dù ngày sẽ nhiều báo động và sức sống quyết liệt của mặt đất đã thành biểu tượng thơ của cuộc kháng chiến khi ấy: “Trời thì xanh như rút ruột mà xanh/ Cây thì biếc như vặn mình mà biếc”.

Thi Hoàng là cây bút chịu tìm tòi: thể nghiệm các cách diễn đạt, thể nghiệm cả cách tư duy mới, cách cảm xúc mới. Thi Hoàng có đòi hỏi cao cho thơ. Ông không tham in nhiều, nhưng lao động thơ kiên nhẫn. Chú trọng tìm một bút pháp có sức ma sát mạnh vào tâm hồn người đọc. Những bài thơ thời đầu, khoảng 20 năm, thường hay về câu, có những câu trội. Trội ý, trội tình, nhất là trội về cách diễn đạt. Nhưng toàn bài thì chưa liền khối, chưa xác định tâm trạng sâu sắc phải có của tác giả trước đề tài. Thi Hoàng có phần ảnh hưởng Chế Lan Viên trong lập ý vá trong khuynh hướng triết lý. Triết lý thường tư biện, siêu hình - vốn là bệnh của các nhà thơ giàu ý tưởng. Năm tháng, kinh nghiệm trường đời và những lo toan thiết thực, giúp họ khắc phục dần. Năm 1995, với tập trường ca “Gọi nhau qua vách núi”, Thi Hoàng đã “xác định” được mình, đã kết hợp được mới lạ sâu sắc. Ông có cách cụ thể hóa những ý niệm trừu tượng. Ông diễn đạt như rạch ấn tượng vào người đọc. Trong lời “Xin phép xuất bản”, như một khai từ cho trường ca, ông giãi bày việc làm thơ: “Tôi là kẻ bị những ý tưởng đuổi săn chạy vào con đường độc đạo/ Những con chữ đã in đó là vết chân của tôi chạy qua trang báo/ Mong tìm về nơi yên ổn cũng không xong/ Khi giơ tay gõ vào vầng trán mình/ Như gõ cửa căn nhà thân quen/ Giờ trong ấy có những người lạ ở”.

Chiêm nghiệm đúng, diễn tả bạo. Đúng - vì được hình thành từ chiêm nghiệm nên cụ thể và sâu sắc. Phát hiện vào bản chất sự việc được lóe lên từ trong nhận xét, đôi khi như vu vơ. Như có lần ông nói tới cái ngáp lén trong cuộc họp trọng đại ở Liên hiệp quốc. Đấy là thành tựu kết tinh của hàng chục năm lao động thơ kiên trì. Đấy cũng là không gian đủ độ rộng cho cách diễn đạt lạ, bạo, vốn là sở trường của Thi Hoàng, được đắc địa tung hoành. Ông chơi chữ trong chuyện “bán thơ”: “Bán cho tiên nhưng tiên chẳng có mà/ Bán cho ma nhưng ma chẳng có tiền”. Đùa cũng là đùa mà thật cũng là thật, nhưng ai hiểu tương quan lượng và chất thơ bây giờ thì hẳn nhận ra ý vị hài hước khá “nên thơ" ngay trong ngữ cảnh chơi chữ này. “Thơ ấy mà tỉnh quá cũng là điên”.

Thi Hoàng có năng khiếu độc đáo là “trần tục hóa", nói rõ hơn là “ẩm thức hóa", đề cao vị giác, mọi vẻ đẹp thiêng liêng, mọi không gian cao cả: Ông cảm nhận thiên nhiên đêm trong sự hòa hợp bằng âm điệu du dương và nếm nó, quả trái thì ngọt và các ngôi sao thì… mặn: “Nỗi buồn du dương côn trùng rì rào/ Quả nín nhịn trở mình ngọt lự/ Đỉnh trời mằn mặn mấy ngôi sao”.

Ông táo bạo lập ý, sự táo bạo thành thói quen, ngay cả khi nói việc đau xương đau cốt thông thường, vốn dễ trò chuyện: “Ai đang lùng sục trong xương cốt tôi/ Nhức buốt lần mò đi hành hương”. Nhưng nhiều hơn, sự táo bạo của ông biểu hiện một cách lôi thơ đến gần đời, như đời. Đây công dụng của tình yêu trong sự nuôi người được kéo vào bếp núc: “Tình yêu của tôi là lửa để nấu chín thức ăn/ Là nước chảy theo những đường ống quanh co với chiếc thùng người hứng”.

Thói quen hạ những khái niệm cao cả xuống ngang tầm tay trần thế, Thi Hoàng không dùng lửa khái niệm mà dùng lửa cụ thể - lửa nấu chín thức ăn, và nước thì như nước của nhà máy nước thành phố thời kỳ dùng máy nước công cộng trong các khu chung cư. Ý thơ trở nên gần người, nó sống với người. Dễ cảm nhận và in vào trí nhớ bằng tính độc đáo mà đương nhiên trong sự so sánh. Độc đáo dễ thành kỳ khu, Thi Hoàng độc đáo để thành đương nhiên do ông có một “phép thuật” cao cường là trộn lẫn rất tài những thứ cụ thể tầm thường, thậm chí quá tầm thường, rất không thơ vào những lập luận mỹ miều chính xác, tạo nên một thứ hổ lốn đầy chất thơ và đầy tính hiện đại. Một chất thơ mới mẻ so với thi pháp cổ điển và ngay cả với thi pháp của thời Thơ Mới (1932-1945). Hai thi pháp trên lấy đẹp trừu tượng cao cả và tù mù trộn với đẹp cụ thể thường ngày, thậm chí trộn với cái không đẹp cũng rất đời thường mà tạo ra tương quan thơ bất ngờ. Bất ngờ vì ông có lý trong các so sánh trái khoáy ấy. Tập thơ “Bóng ai gió tạt” (Hội nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng năm 2002) cho thấy một Thi Hoàng cứ trái khoáy mà lại chín việc đời. Ông tìm ra chất thơ sâu sắc trong những chuyện đời bình dị. Ông giúp cho người đọc đọc ra cái vẻ đẹp đến ứa nước mắt của đời thường khi quan sát những đứa trẻ chơi trước cửa đền: “Chợt ngẫm thấy trẻ con là giỏi nhất/ Làm được buổi chiều rất giống ban mai/ Thánh cũng hân hoan, đố ai biết được/ Ngài ở trong kia hay ở ngoài này”.

Trong kia là hậu cung ngạt ngào nhang đăng u ẩn, ngoài này là thằng cu cái hĩm đang đùa chơi liến láu, thánh đang ở phía nào? Cách triết lý của Thi Hoàng bây giờ giản dị mà giúp đời, khác nhiều so với thời ông sính làm thơ trí tuệ. Ông tưởng nhớ Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú Kim Ngọc bị kỷ luật vì tội đi trước thời đại. Lời lẽ ôn tồn mà thấm thía, xót xa. Thơ như lời tự nhủ, mang giọng tự nhủ thấm thía: “Nhớ bác quá bác Kim Ngọc ạ/ Gạo giờ có lúc thừa mà cháu đâu dám để cơm rơi/ (...) Cơm rơi vãi là tâm hồn rơi vãi/ Thế thì làm thơ về bác làm gì”.

Đóng góp của Thi Hoàng chính là ông chỉ cho ta thấy những khía cạnh thâm trầm ẩn giấu đó của đời trong một nụ cười tươi như… mếu. Năm 2002, trong một bài thơ tặng Thi Hoàng, tôi đã tự “đánh dấu” vào lòng mình, món đặc sản “trộn lẫn” rất lợi hại này của ông: “Anh trộn lẫn với nhiều chiều kích thước/ trộn lẫn thơ, nước mắm với nội hàm./ Thơ có vị và nội hàm mằn mặn/ nước mắm thành hương của tư duy/ Anh thành ông phù thủy/ lấy rốn con chuồn chuồn làm câu cổ thi”.

Sang thế kỷ 21, ông cho xuất bản hai tập trong thập niên đầu, cảm hứng còn săn lắm. Tập đầu có cái tên hơi lằng nhằng “Theo đuổi tự nhiên và những bài liên quan hay là Cộng sinh với những khoảng không”. Đọc thơ có hơi mệt. Mệt như đọc cái tên tập. Có lẽ ông mải “trộn” quá. Thành ra trọng ý hơn tứ. Mất cái thú của hàm súc. Tập sau nhan sắc hơn. Ngồi “Chờ hoa nở” hay “Ngồi với chó đá” đều duyên dáng. Tuổi ấy thơ ấy, cũng là sức bền của cảm hứng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Thi Hoàng: “Nước mắm thành hương của tư duy”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO