Tác giả - tác phẩm

Tôn vinh cuộc đời sống và viết của nhà báo Thái Duy

Phan Anh 11/08/2023 09:22

"Thái Duy - sống và viết" là buổi trưng bày chuyên đề, chiếu phim về cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo lão thành Thái Duy, 97 tuổi.

6fab14bc2006f358aa17-1691584659057427321812.jpeg
Nhà báo Thái Duy cùng các đại biểu tham quan khu trưng bày. Ảnh: báo Tổ quốc

Chiều 9/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim, trưng bày chuyên đề và tọa đàm "Thái Duy - Sống và Viết".

Đây là một trong những hoạt động nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023), Quốc khánh 2/9, hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). 

Nhà báo Thái Duy tên thật là Trần Duy Tấn, sinh năm 1926, tại tỉnh Bắc Giang. Năm 1949, ông bắt đầu làm Báo Cứu Quốc. Đầu năm 1964, ông cùng Tổng Biên tập Báo Cứu Quốc, Trần Phong (bút danh Kỳ Phương) và Thư ký tòa soạn Tống Đức Thắng (Trần Tâm Trí), vào miền Nam để xây dựng Báo Giải Phóng (thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam). Ngày 4/2/1977, Báo Cứu Quốc và Báo Giải Phóng được sáp nhập vào Báo Đại Đoàn Kết và ra số đầu tiên ngày 5/2/1977. Ông là cây bút chủ lực của Báo Đại Đoàn Kết, đến năm 1995 thì nghỉ hưu. 

Tác phẩm báo chí của nhà báo Thái Duy không chỉ là những dẫn chứng sắc bén từ thực tế, rực lửa chiến đấu, can đảm hy sinh mà còn có tính lý luận.

Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam - cho biết, suốt cuộc đời hoạt động, cống hiến, nhà báo Thái Duy chỉ có một chức vụ duy nhất là phóng viên, với mục tiêu cầm bút là viết vì dân, nói đúng sự thật, tôn trọng sự thật. Ông chính là tác giả của tác phẩm đỉnh cao xuất bản hàng triệu bản ra khắp thế giới, được nhiều lãnh tụ coi trọng, tiếp đón thân tình.

"Ông từng nói, chỉ làm phóng viên, với tôi như thế là sung sướng lắm rồi! Ông chính là tác giả của tác phẩm đỉnh cao Sống như Anh được xuất bản hàng triệu bản ra khắp thế giới, được nhiều lãnh tụ coi trọng, tiếp đón thân tình.

Sống như là viết, viết là sống. Cả cuộc đời làm báo của nhà báo Thái Duy là cuộc đời của một con người phấn đấu không mệt mỏi, không chùn bước để "Chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tươi tốt" như lời Bác Hồ căn dặn trong Di chúc", nhà báo Nguyễn Đức Lợi chia sẻ.

Nhân sự kiện này, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng cho ra mắt bộ phim tài liệu đầu tiên về nhà báo Thái Duy mang tên "Thái Duy - Sống và viết". Trong thời lượng 30 phút, với nhiều tư liệu, hình ảnh, bộ phim mang đến câu chuyện thú vị về một nhà báo đi qua các cuộc kháng chiến và tiếp tục có những cống hiến xuất sắc trong thời bình.

Bộ phim tập trung vào những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp báo chí của nhà báo Thái Duy đồng thời tri ân những đóng góp của ông với nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra, còn có 7 tủ trưng bày tài liệu, hiện vật gồm bản thảo đánh máy, một số bài viết trên báo Cứu Quốc, Giải phóng, Đại đoàn kết, sách Sống như Anh, Khoán "chui" hay là chết, thư các tử tù gửi nhà báo Thái Duy, đồ dùng trong quá trình công tác của nhà báo Thái Duy…

Buổi tọa đàm với sự tham gia của các nhà báo lão thành, các chuyên gia báo chí, các đồng nghiệp làm báo các thời kỳ cùng thời với nhà báo Thái Duy, đại diện gia đình và đoàn làm phim… đã giúp người tham dự chương trình hiểu rõ hơn về thân thế, sự nghiệp của nhà báo Thái Duy./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Tôn vinh cuộc đời sống và viết của nhà báo Thái Duy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO