…thì bạn ơi hãy đứng dậy mà đi!

Tản văn của Hà An| 27/06/2022 17:14

…thì bạn ơi  hãy đứng dậy mà đi!
Ấy là một câu trong mấy câu thơ của nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý thi thoảng vọng lại trong tôi: 
Nếu tay run bút cùn mực không chảy
Thì bạn ơi hãy đứng dậy mà đi
Đi sâu trong cuộc sống đẹp diệu kỳ
Tìm ở đấy những hồn thơ rung cảm nhất…
 “Hồn thơ” mà liệt sĩ, nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý nhắc đến, với tôi là sự rung cảm trước con người, cuộc sống mà người viết – dù là chỉ trong một bài báo ngắn ngủi của mình cũng luôn phải kiếm tìm, nuôi dưỡng.
Nhưng tìm kiếm, nuôi dưỡng cách nào khi thời đại số, thông tin cuồn cuộn nhảy từng giây và biến động theo từng cú nhấp chuột? Những ý nghĩ cũng nhảy nhót và tâm thế sống chậm, sống sâu trở nên một thách thức cho người cầm bút.
Không có cách nào khác, như người nông dân thả bàn chân trần của mình lên mặt đất mát rượi, người viết phải bước vào đời sống. Một đời sống ngoài kia chân thật và dữ dội, đầy những lo toan mà cũng rất đỗi dịu dàng. Một đời sống trả về cho người cầm bút sự yên tĩnh cần có để câu chữ bật ra tự nhiên, chân thành. 
Thuở mới vào nghề, tôi cứ băn khoăn không hiểu vì sao những trang viết của một người đi trước cứ tầng tầng lớp lớp những thông tin phía sau bề mặt một sự kiện? Cũng không hiểu ở đâu ra lớp phù sa dày dặn trong câu chuyện về những thân phận người dù là trong một trang báo giới hạn về câu chữ? Và nữa, một trường liên tưởng rộng sâu nhưng vẫn nhẩn nha, điềm đạm khiến người đọc không thể không bị cuốn hút?
Là bởi mỗi dòng, mỗi chữ kia đổ xuống trang viết đã chở theo bao trải nghiệm thực sự của người viết với cuộc đời. Những dấu chân đã in trên thực địa, những chuyến du hành thầm lặng trong tâm tưởng. Tất cả, cùng với thời gian và cùng chất men say tha thiết với cuộc đời để chưng cất thành ngọt đắng thấm vào câu chữ.
Thực vậy, không phải nơi ta đến mà là người ta gặp, đã dạy cho ta về nhiều lẽ. Vợ chồng người nông dân hái ớt trên cánh đồng ở thôn Trung Quan 2, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đội cả cái nắng mùa hè, đôi bàn tay thâm đen vì nhựa ớt - là người đã chỉ cho tôi chỗ đoạn sông kia, trước đây con giang bay về đậu trắng bãi bồi. Giờ bãi bồi không còn, bóng chim càng không thấy nữa… Một người lái thuyền chở tôi xuôi ngược đoạn sông này từ bến đò Văn Đức cũng kể lại ký ức của anh thuở ấu thơ theo cha đánh bắt trên sông. Nhưng những trù phú cá tôm thuở nào đã lùi vào quá khứ, đánh bắt bằng mọi giá đã làm cạn kiệt tài nguyên… Cảm thức về sông, với tôi trong lần ấy trở nên chân thật hơn bao giờ hết. 
…thì bạn ơi  hãy đứng dậy mà đi!
Cũng như vậy, hai cậu bé dân tộc Mông Hoa ở bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã cho tôi biết thế nào là một cuộc trình diễn tự nhiên, cuốn hút của trò chơi tulu (chơi quay) của đồng bào Mông. Cú bổ quay và rút dây phóng khoáng của hai cậu bé trên sân, dưới những gốc cây đang nảy lộc mang đến cho tôi cảm xúc thật đặc biệt về cuộc sống, con người vùng cao. 
Bước vào đời sống, sống với đời sống, dù ít dù nhiều, ta cũng nhận về những nguồn năng lượng dồi dào, tích cực. Những ngộ nhận, định kiến phần nào bớt đi trong cái hữu hạn nhận thức của người cầm bút. Và vì thế, càng đi càng khiêm tốn, càng thận trọng, đằm sâu. Trong căn bếp của gia đình người Mông làm homestay cạnh hồ thuỷ điện trên độ cao hơn 1600m so với mực nước biển, những hiểu biết về văn hóa của gần một triệu đồng bào H’Mông nước ta với tôi như được vỡ dần ra. Cảm nhận rõ rệt một tộc người không chỉ có dữ dội mà đầy thi tính. Kiên cường biết chừng nào và cũng  mơ mộng biết chừng nào để bám trụ cùng sương giá vùng cao. Sau này, tiếp cận tác phẩm nghiên cứu đầy chất thơ của nhà dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến “Những đỉnh núi du ca: Một lối tìm về cá tính H’Mông”, sự thấu cảm trong tôi về một tộc người và văn hóa đặc sắc của đồng bào càng trở nên mạnh mẽ.
Thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, một vùng cửa sông ven biển giấu trong lòng nó câu chuyện về một đô thị từng là trung tâm của toàn tuyến duyên hải, biển đảo vùng Đông Bắc suốt một thời kỳ dài trong lịch sử. Những nếp nhà cổ, kiến trúc Pháp còn sót lại, phong thái đô thị in trên những vỉa hè sạch sẽ, nền nếp… Ra xa hơn, làng cổ trong đê lại thơ mộng theo cách khác - nơi trở thành bảo tàng sống về người và nghề gắn liền với sông nước, biển đảo. Cánh buồm của những con tàu cổ mô hình vẫn đỏ thắm trong ngôi nhà lão nghệ nhân… Thế hệ cháu con tiếp nối nghề cha ông nhưng biến động của đời sống buộc họ phải tìm ra những lối rẽ. Ngư dân lên bờ nhiều, không còn đi biển thì nghề đóng tàu cũng chững lại. Làng đóng tàu gỗ dần chuyển sang… phá tàu cũ, khai thác gỗ tàu biển cho các xưởng sản xuất đồ gỗ. Những buồn vui, trăn trở cứ tiếp nối như thể cả ngàn đời nay vẫn thế ở nơi bắt buộc phải hòa hợp với sóng gió này.
Và, càng đi càng thấy những điều được trải nghiệm, được cảm nhận liên tục như phù sa làm mát tâm hồn, bồi đắp cho những khô cằn, nhọc nhằn của vòng quay đời sống hiện đại. 
Cứ nhớ Henry David Thoreau - nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà tự nhiên học người Mỹ, trong những bước chân suy tưởng của mình, đã nói: “Lòng khao khát tri thức của tôi lúc có, lúc không, nhưng lòng khao khát được đắm mình trong những bầu không khí xa lạ là bất biến, bất diệt”. 
Nếu không đắm mình vào trong đời sống ấy, trong bầu không khí những vùng đất mới ấy, biết chắt gì làm mực cho ngòi bút hôm nay? Một lần nữa, những lúc tưởng chừng cạn kiệt nguồn cảm hứng, câu chữ trở nên khó nhọc, thờ ơ tôi lại nghĩ đến câu thơ của Dương Thị Xuân Quý: “…thì bạn ơi hãy đứng dậy mà đi!” 
(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
…thì bạn ơi hãy đứng dậy mà đi!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO