Văn hóa – Di sản

Thành phố Hà Nội và Cố đô Huế trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới

Hương Giang 20/03/2025 15:00

UBND Thành phố Hà Nội và UBND Thành phố Huế trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới và phục dựng các công trình kiến trúc cung điện.

484845802_1209176384545838_1813386999569893147_n.jpg
UBND Thành phố Hà Nội và UBND Thành phố Huế làm việc tại Nhà hát Duyệt Thị Đường.

Ngày 19/3, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế) Đoàn công tác của UBND Thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà làm trưởng đoàn cùng ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long đã có buổi làm việc với UBND Thành phố Huế về kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới và phục dựng các công trình kiến trúc cung điện. Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình và ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Tại buổi làm việc, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin cho biết, từ năm 1996 đến nay đã có gần 200 công trình, trong đó có các công trình tiêu biểu như điện Kiến Trung, Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh… được tu bổ, phục dựng nên di sản Huế không ngừng thay đổi và hồi sinh. Đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế một cách toàn diện.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình chia sẻ, các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần xây dựng TP Huế theo hướng “Di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Năm 2025 là năm Huế quyết tâm tăng tốc, bứt phá và về đích, phấn đấu kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 - 2025, Huế sẽ ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đánh giá cao những kinh nghiệm mà lãnh đạo Thành phố Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thông tin. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong muốn, với những cách làm hay và sáng tạo, sẽ là kinh nghiệm quý để hai bên nghiên cứu, trao đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của hai địa phương, qua đó thúc đẩy giao lưu các hoạt động văn hóa nghệ thuật của Huế - Hà Nội, tham gia các lễ hội, Festival giữa hai thành phố, góp phần lan tỏa, quảng bá các giá trị di sản và văn hóa của mỗi địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

485002105_1209176381212505_9075818159694115740_n.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại buổi làm việc.

Đoàn công tác của UBND Thành phố Hà Nội cũng đã đi khảo sát thực tế tại Đại nội Huế, tham quan các công trình tiêu biểu và tìm hiểu trực tiếp về công tác bảo tồn, phục dựng di tích.

485765527_1209175457879264_2080339087831678795_n.jpg
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao đổi về bảo tồn di sản.
484774532_1209174887879321_3186411021820931411_n.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà tham quan di sản Huế.
485872589_1209174841212659_1425331397355414112_n.jpg
Đoàn công tác đi tham quan, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn di sản.

Buổi làm việc là cơ hội để hai thành phố tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn di sản, hướng tới phát triển bền vững./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Hà Nội triển khai 5 nhóm giải pháp xử lý ô nhiễm nước các dòng sông
    Ngày 21/6, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND triển khai các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước tại sông Nhuệ - Đáy, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu Bây và hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn TP. Hà Nội.
  • Tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” ra mắt độc giả Việt
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết thiếu nhi “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa. Với lối viết hóm hỉnh, tác phẩm chuyển tải tinh thần nữ quyền qua lăng kính thiếu nhi, một hướng tiếp cận hiếm gặp nhưng giàu sức gợi.
Đừng bỏ lỡ
Thành phố Hà Nội và Cố đô Huế trao đổi kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO